Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi dê thịt ở miền Tây

Nuôi dê thịt ở miền Tây
Ngày đăng: 16/04/2015

Có người nuôi chuồng, có người nuôi cột buộc lại, có người nuôi chăn thả hoặc nuôi chuồng kết hợp với thả rông.

Anh Nguyễn Minh Tuấn ở ấp Vịnh Lạc, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu đang nuôi 20 con dê cái và trên 50 con dê con, dê thịt và dê hậu bị.

Anh cho biết dê nuôi tại nước ta hiện có nhiều giống gồm dê Hòa Lan, dê Bách Thảo, dê cỏ, mỗi giống đều có ưu điểm riêng của nó nhưng giống ngoại thì tiền đầu tư hơi cao nên anh chọn dê cỏ và một số ít dê Bách Thảo để nuôi.

Anh đang áp dụng mô hình nuôi chuồng kết hợp với thả rông. Anh chỉ nhốt dê vào ban đêm và khi trời mưa bão, thời gian còn lại đều thả ra ngoài thiên nhiên cho chúng tự tìm thức ăn vì xã Vĩnh Thịnh ở ven biển, cỏ cây dồi dào, đất đai rộng thênh thang rất phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài dê.

Dê là con vật ăn tạp rất dễ nuôi, khả năng kháng bệnh cao, thức ăn chủ yếu của chúng là cây cỏ tự nhiên có sẵn ở địa phương, phổ biến nhất là cây so đũa, cây bụi, chuối, dâm bụt, lá mít, lá bắp, mía và các phụ phẩm nông nghiệp.

Tuy dễ nuôi nhưng muốn cho dê chóng lớn, khỏe mạnh, đẻ nhiều, người nuôi cũng phải nắm vững kỹ thuật, trước hết là chuồng trại phải cao ráo, sạch sẽ, thông thoáng, không được ẩm ướt. Tốt nhất là nên có rãnh thoát nước tiểu và hố chứa phân.

Kế đến là thức ăn phải đầy đủ, đặc biệt đối với dê đẻ và thời gian cho con bú cần bổ sung thức ăn đầy đủ, kết hợp với cháo, cám.

Ngoài ra, người nuôi dê cũng phải chú ý tránh cho dê giao phối cận huyết nhằm bảo đảm năng suất và chất lượng con giống.

Anh Tuấn phấn khởi cho biết giá dê thịt hiện nay dao động ở mức 110.000 - 130.000 đồng/kg (tăng 30% so với năm 2012); dê giống có giá 1,5 triệu đồng/cặp; dê cái hậu bị có giá từ 3 - 5 triệu đồng/con.

Dê cái một năm có thể đẻ 2 lần, mỗi lần 2 con. Sau 2 năm, dê thịt có thể cân nặng 30 kg. Riêng gia đình anh mỗi năm thu nhập trên 150 triệu đồng nhờ bán dê thịt và dê giống.

Cùng quê với anh còn có anh Nguyễn Văn Vũ cũng nuôi theo kiểu chăn thả một bày dê trên 70 con, mỗi năm thu về trên 200 triệu đồng.

Có thể nói trong các hoạt động chăn nuôi hiện nay, mô hình nuôi dê thương phẩm có chiều hướng gia tăng nhờ giá dê ở mức ổn định, thời gian quay vòng vốn nhanh, người nuôi ít tốn kém, rất phù hợp với những hộ nghèo, thiếu vốn.

Được biết gần đây, ở miền Tây đã có rất nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên phục vụ các món đặc sản từ thịt dê, chỉ riêng con đường từ cầu Rạch Ngỗng - Cần Thơ đổ về sân bay cũng có trên 20 quán. Nhờ vậy mà thịt dê ngày càng lên đời và giá cá luôn ở mức ổn định.

Theo ước tính, người nuôi dê thương phẩm đạt hiệu quả cao gấp hai, ba lần nuôi heo và nuôi bò với điều kiện phải có đồng cỏ hoặc trồng thêm cỏ voi, cỏ sả.

Một gia đình chỉ nuôi vài con cái và khoảng chục con dê thịt mỗi năm ít nhất cũng thu về 30 triệu đồng.

Tại các huyện miền núi An Giang hiện có tới hàng trăm hộ nuôi dê theo kiểu bán chăn thả với quy mô từ 20 - 50 con, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình, đồng thời thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nhất là các xã miền núi, đất cát khô cằn, thiếu điều kiện canh tác lúa rẫy, hoa màu.


Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ khởi sắc những tháng cuối năm Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ khởi sắc những tháng cuối năm

XK tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 8/2015 đạt 60,2 triệu USD; giảm 43% so với cùng kỳ năm 2014.Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD; giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014.

24/09/2015
Nguy cơ phát sinh và lây lan dịch lở mồm long móng từ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ Nguy cơ phát sinh và lây lan dịch lở mồm long móng từ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ

Mùa mưa Tây Nguyên là cơ hội thuận lợi cho dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) trên gia súc phát sinh, lây lan, phần lớn tập trung ở các hộ gia đình chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ.

24/09/2015
Vất vả nghề nuôi ong lấy mật Vất vả nghề nuôi ong lấy mật

Nghề nuôi ong lấy mật trong những năm qua cho thu nhập khá cao, nên thu hút nhiều người theo nghề. Nhưng ít ai biết được nghề này rất vất vả, bởi phải thường xuyên di chuyển theo mùa hoa nở…

24/09/2015
Nghề chăn nuôi ở vùng đất lúa Nghề chăn nuôi ở vùng đất lúa

Hiện nay diện tích đất sản xuất lúa vụ hè thu ở Gio Quang (huyện Gio Linh, Quảng Trị) trên 430 ha. Với diện tích này, trung bình mỗi nông hộ ở đây có thể sản xuất khoảng 1,3 ha lúa/vụ.

24/09/2015
Chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Sơn Động Bắc Giang Chăn nuôi lợn an toàn sinh học tại Sơn Động Bắc Giang

Ông Ngọc Tiến Lệ, Chủ tịch UBND xã Long Sơn, huyện Sơn Động cho biết, xã đang tích cực tuyên truyền, vận động các hộ dân trên địa bàn tự thỏa thuận, giải phóng mặt bằng phục vụ dự án xây dựng trang trại nuôi lợn của Công ty TNHH một thành viên Chăn nuôi Hòa Phát Bắc Giang

24/09/2015