Nuôi dê ở vùng quê Thiên Đức
Ông Trưởng chính là người đi đầu trong việc đưa con dê vào cơ cấu chăn nuôi của huyện Gia Bình. Đến nay cả huyện đã có vài chục đàn dê chủ yếu được nuôi ở những vùng đất bãi ven sông. Nhiều hộ gia đình ở các huyện khác trong tỉnh cũng đã bắt đầu chăn nuôi con vật này.
Năm 2002, nhận thấy tiềm năng của địa phương có nhiều vùng đất bãi ven sông, bờ đê rộng thuận lợi cho việc chăn thả các loại gia súc, ông Trưởng đã mạnh dạn mua 2 con dê về nuôi thử.
Nhưng do chưa biết cách chăm sóc và khâu chọn giống chưa chuẩn nên dê của gia đình nhà ông liên tục mắc bệnh và chết. Sau thời gian dài tìm hiểu, tham khảo qua sách báo và được thăm quan học tập một số mô hình nuôi dê khác bên ngoài tỉnh, năm 2010, sau khi nghỉ hưu ông Trưởng đã tiếp tục đầu tư gần 30 triệu đồng, mua 13 con dê lai Bách Thảo về nuôi.
Nguồn thức ăn cho đàn dê của ông rất đơn giản và có thể chủ động được do tự mình trồng hoặc chăn thả ở bờ đê nơi có nhiều cỏ, tận dụng công lao động lúc nông nhàn. Sau 2 năm nuôi và chăn thả, gia đình ông bán được 20 con dê giống và dê thịt thu về 60 triệu đồng.
Theo ông Trưởng, dê lai Bách Thảo là con vật dễ nuôi, sinh sản nhanh, chủ động được thời gian chăn thả, chi phí thấp nên việc chăn nuôi phát triển không khó, đặc biệt không phải bổ sung thức ăn công nghiệp. Để nuôi dê thành công và thu được lợi nhuận là không khó. Trong đó khâu chọn con giống là rất quan trọng.
Cần chọn con giống có thân hình thanh mảnh, đầu nhỏ, da mỏng, lông mịn; dê đực phải có tầm vóc to, thân hình cân đối, khỏe mạnh, không khuyết tật, đầu to, trán rộng, bốn chân thẳng, khỏe, đi đứng vững chắc…
Việc xây dựng chuồng trại cũng đơn giản, chỉ phải làm nền bằng tre, nứa cách mặt đất khoảng 1m để đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông. Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng, không để phân đọng lại trên nền chuồng, trong chuồng phải có máng ăn, máng uống nước để bổ sung thêm thức ăn cho dê.
Định kỳ tẩy uế chuồng trại, dê sẽ phát triển tốt, ít rủi ro dịch bệnh. Nuôi dê lai Bách Thảo ít phải đầu tư thức ăn chăm sóc lại cho hiệu quả cao. Trung bình mỗi con dê cái 1 năm đẻ 2 - 3 lứa, mỗi lứa đẻ được 2 - 3 con. Nếu bán dê giống thì khoảng 3 - 4 triệu đồng/con.
Nuôi dê thịt thì tính từ khi dê sinh ra đến lúc bán thương phẩm mất khoảng 6 tháng, dê đạt trọng lượng 30 - 35kg/con có giá bán trung bình khoảng 120.000 đồng/kg. Sau khi để giống khoảng 40 con để duy trì đàn, trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Trưởng lãi 70 - 80 triệu đồng.
“Đối với loại dê lai Bách Thảo thường cho ăn đủ dinh dưỡng và bổ sung Premic khoáng, Vitamin để tăng sức đề kháng cũng như hạn chế các dịch bệnh xuất hiện. Chỉ khó nhất là lúc chuyển mùa, thời tiết thay đổi, hoặc vào chu kỳ sinh sản dê thường mắc bệnh hô hấp rất khó phát hiện. Vì thế thời gian đó cần theo dõi chặt chẽ và tiêm ngừa các loại thuốc phòng dịch và điều trị kịp thời khi dê mắc bệnh. bệnh mỗi ngày”, ông Trưởng chia sẻ kinh nghiệm.
Với sự cần cù, sáng tạo và quyết tâm phấn đấu vươn lên trong phát triển kinh tế của ông Trần Danh Trưởng thì mô hình nuôi dê lai Bách Thảo của ông thực sự đã và đang trở thành mô hình mang lại hiệu quả kinh tế và tạo ra một hướng phát triển kinh tế mới cho người chăn nuôi trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra hiện nay, Hàm Thuận Bắc đang đẩy mạnh ứng dụng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ giống lúa xác nhận và lúa thương phẩm với Công ty TNHH Nha Hố và Công ty phân bón Khang Nông, ở 3 xã điểm xây dựng nông thôn mới (Hàm Trí, Hồng Sơn, Hàm Phú) với diện tích 43,9 ha/77 hộ tham gia, đạt hiệu quả cao trong vụ đông xuân. Huyện đang chỉ đạo 3 xã nhân rộng mô hình liên kết trong vụ hè thu, đến nay 3 xã đã ký kết mở rộng mô hình lên 103,6 ha.

Để tăng cường đầu ra và giữ giá cho quả vải thiều, chiều 16/6, hai tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ quả vải vùng Đông Tây Nam Bộ năm 2014 tại TP.HCM.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Trong đó, diện tích cây cao su đang lấy mủ là 1.530ha, cao su non là 218ha và 124ha cây cao su bị rong tàn ép nhánh để trồng xen cây khác. Trong đó, huyện Tân Châu có diện tích cao su bị chặt nhiều nhất với 675ha, huyện Tân Biên 534ha, huyện Châu Thành 71,4ha, Công ty CP Cao su Tây Ninh 446ha...

Chị Thanh cho biết: “Do đa cây, đa con nên tôi có nhiều nguồn thu khác nhau trong một năm, không bị phụ thuộc quá nhiều vào thu nhập từ mỗi mùa vụ. Hơn nữa, tôi còn có thể chủ động được vốn đầu tư qua lại giữa cây, con. Cụ thể như việc mỗi năm, tôi có thể nuôi được gần 3 lứa heo.