Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.
Ông Nguyễn Xuân Tiến, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà, cho biết: Qua công tác kiểm tra, khảo sát thực tế, nhận thấy Mường Chà là địa bàn có nhiều đồi, núi, phù hợp chăn nuôi giống dê núi. Đây là loài động vật ăn tạp, có thể ăn được hơn 100 thứ cỏ, lá cây khác nhau trong khi địa phương lại dồi dào về nguồn thức ăn.
Chuồng nuôi dê đơn giản chỉ cần đảm bảo chắc chắn, khô ráo, thoát nước tốt, thuận tiện cho quét dọn vệ sinh khu vực nuôi. Thông thường dê sinh sản 2 lần/năm, tùy vào chế độ ăn uống, nuôi dưỡng dê có thể đẻ từ 1 – 4 con. Dê núi ít bệnh, nên khi được chăm sóc đúng kỹ thuật, cho ăn uống đầy đủ thì chỉ sau 5 tháng trọng lượng có thể đạt từ 25kg/con trở lên.
Tham gia dự án, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ từ 1 đến 2 con dê giống và được cấp phát thuốc tiêm phòng các bệnh: tụ huyết trùng, thương hàn, tiêu chảy… Cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc, phương pháp phòng bệnh cho đàn dê.
Anh Sùng A Sáng, bản Hồ Chim 1, xã Ma Thì Hồ - một trong những gia đình tham gia dự án cho biết: Tôi cùng với một số hộ trong bản gộp số dê của các nhà lại rồi thay nhau chăn thả để đỡ công chăn dắt. Thức ăn cho dê chủ yếu là cây cỏ trên nương, đồi nên không tốn tiền mua thức ăn.
Từ 1 con dê được dự án cấp ban đầu, đến nay đàn dê đã sinh sản được 5 con, không dịch bệnh, phát triển tốt. Với giá bán trên thị trường từ 140- 150 nghìn đồng/kg dê thịt, cuối năm 2014, lứa dê đầu tiên sẽ được xuất bán, gia đình tôi có thêm thu nhập để trang trải cuộc sống và tái đầu tư mở rộng chăn nuôi.
Giống gia đình anh Sáng, chị Vừ Thị Chía, bản Làng Dung, xã Ma Thì Hồ phấn khởi tâm sự: Là một trong những hộ nghèo của xã được dự án hỗ trợ 1 con dê giống, sau hơn một năm chăn nuôi, đến nay đàn dê nhà tôi đã có 5 con, vừa qua tôi bán 2 con được hơn 5 triệu đồng. Quá trình nuôi dê cho thấy, nuôi dê lãi hơn trâu, bò. Vì vậy, gia đình tôi chuẩn bị mở rộng khu chuồng nuôi, mua thêm con giống để nuôi.
Dự án nuôi dê núi bước đầu mang lại hiệu quả. Sau hơn 1 năm triển khai, từ số dê được cấp ban đầu, đến nay, tổng số dê của dự án tăng lên hơn 1.200 con. Với những kết quả ban đầu khả quan, huyện Mường Chà dự kiến sẽ nhân rộng dự án, giúp người dân xóa đói giảm nghèo.
Có thể bạn quan tâm

Người nuôi tôm hùm tại vịnh Vũng Rô đang đứng ngồi không yên khi thời hạn di dời lồng bè nuôi tôm tại đây đã hết, trong khi đó, họ chưa biết sẽ đi đâu, về đâu.

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.