Nuôi Dê Dễ Sinh Lợi

Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.
Đưa dê đi ăn hết vùng này, ông di chuyển sang vùng khác, con dê ông nuôi cứ thế sởn sơ, sinh sôi. Con dê đực nào cân nặng khoảng 20 - 30 kg thì ông xuất bán. Vài năm gần đây, dê thịt có giá 120 ngàn đồng/kg hơi, dê cái giống giá 150 ngàn đồng/kg, bình quân ông Thành thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm từ bán dê. Bạn hàng mua dê thịt của ông là những nhà hàng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Ông Thành cho biết, ông nuôi đàn dê khoảng 50 - 70 con/năm. Cách nuôi hiệu quả là nên thay con đực giống mỗi năm để tránh trùng huyết làm cho dê bị bệnh, chết. Nuôi dê cũng không có gì khó, ban đầu tập cho nó nhận biết tín hiệu nhập đàn, sau thành thói quen, dễ quản lý, trông coi, chỉ cần một lao động cần mẫn là quán xuyến được đàn dê. Cần cẩn thận không để dê bị chó cắn và tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho dê; chú ý bệnh viêm vú của dê là yên tâm khi đưa con dê làm sinh kế.
Ông Thành phấn khởi cho hay, khoảng 20 tháng Chạp này, ông xuất bán 10 con dê đực, thu về khoảng 24 triệu đồng để sắm sửa ăn Tết Ất Mùi.
Có thể bạn quan tâm

Sóc Trăng là một trong 5 tỉnh ở ĐBSCL (gồm Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau) triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011 - 2013 trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên dịch bệnh tôm vẫn diễn biến phức tạp, tôm chết nhiều, dẫn tới thủ tục đền bù thiệt hại gặp rắc rối.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Quảng Trị đã triển khai mô hình nuôi cá rô phi đơn tính theo hướng GAP tại phường Đông Lễ - TP. Đông Hà, xã Hải Lệ - TX. Quảng Trị, xã Hải Thượng – huyện Hải Lăng. Quy mô của mô hình là 01 ha với 3 hộ tham gia, mật độ thả nuôi 2,5 con/m2. Tổng kinh phí của mô hình là hơn 80 triệu đồng, trong đó TTKNKN hỗ trợ 100% con giống và 30% thức ăn.

Bất chấp những cảnh báo, nông dân trồng khoai ở Vĩnh Long vẫn đang hồ hởi đầu tư, mở rộng diện tích khi mấy ngày qua, giá khoai lang bắt đầu tăng trở lại.

"Dăm năm trước, cây lúa đã giải quyết việc thiếu ăn thì cây khoai lang tụt xuống làm lương thực phụ. Nhưng giờ đây khoai lang trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình trên vùng biển bãi ngang này".

Đã từng tốt nghiệp trường cao đẳng kĩ thuật Hà Nội nhưng lại bén duyên với nghề nuôi gà, đó là chàng thanh niên Lưu Ngọc Linh, thôn Nà Mố, xã Yên Đĩnh (Chợ Mới - Bắc Kạn). Anh là một điển hình được nhiều người trong xã và huyện nể phục bởi khát vọng vươn lên làm giàu của thế hệ trẻ.