Nuôi Dê Dễ Sinh Lợi

Đó là thực tế của ông Lê Văn Thành, ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Năm 2003, ông mua 6 con dê cái và 1 con dê đực giống về thả nuôi ở vạt rừng, gò đồi cây thấp rộng khoảng 50 ha ở địa phương. Các loại lá cây rừng là món ăn ưa thích của dê, mỗi con trong ngày có thể ăn 5 kg lá.
Đưa dê đi ăn hết vùng này, ông di chuyển sang vùng khác, con dê ông nuôi cứ thế sởn sơ, sinh sôi. Con dê đực nào cân nặng khoảng 20 - 30 kg thì ông xuất bán. Vài năm gần đây, dê thịt có giá 120 ngàn đồng/kg hơi, dê cái giống giá 150 ngàn đồng/kg, bình quân ông Thành thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm từ bán dê. Bạn hàng mua dê thịt của ông là những nhà hàng ở các tỉnh Tây Nguyên.
Ông Thành cho biết, ông nuôi đàn dê khoảng 50 - 70 con/năm. Cách nuôi hiệu quả là nên thay con đực giống mỗi năm để tránh trùng huyết làm cho dê bị bệnh, chết. Nuôi dê cũng không có gì khó, ban đầu tập cho nó nhận biết tín hiệu nhập đàn, sau thành thói quen, dễ quản lý, trông coi, chỉ cần một lao động cần mẫn là quán xuyến được đàn dê. Cần cẩn thận không để dê bị chó cắn và tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng cho dê; chú ý bệnh viêm vú của dê là yên tâm khi đưa con dê làm sinh kế.
Ông Thành phấn khởi cho hay, khoảng 20 tháng Chạp này, ông xuất bán 10 con dê đực, thu về khoảng 24 triệu đồng để sắm sửa ăn Tết Ất Mùi.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 11/11, ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định quy hoạch vùng trồng thanh long trong tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ giúp chúng ta “phẫu thuật” để biết điểm mạnh điểm yếu mà cấu trúc lại để người tiêu dùng vẫn có thể hưởng lợi mà người nông dân cũng ít bị thiệt thòi.

Một nhà thiết kế người Anh bằng tài năng và niềm đam mê đã "hô biến" những cây gỗ non mọc thành sản phẩm nội thất đẹp lung linh.

5 năm triển khai xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Đại Tự, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã hoàn thành 19 tiêu chí, cơ cấu kinh tế địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt hơn 94%...

Tôi cho rằng, 3 vấn đề cốt lõi trong việc tái cơ cấu ngành lúa gạo hiện nay là: Giống, hệ thống canh tác và việc phát triển hậu cần, dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh lúa gạo.