Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dê, Cừu Thành Triệu Phú

Nuôi Dê, Cừu Thành Triệu Phú
Ngày đăng: 26/07/2011

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trại chăn nuôi dê, cừu của ông Hoàng Đại Nghĩa dưới chân khu núi 1, thôn Quán Thẻ 3, xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận hiện có hơn 1.100 con dê, cừu (trong đó có 1 trại dê 700 con và 1 trại cừu 400 con), thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Vốn là sĩ quan hóa học xuất ngũ năm 1989, ông Hoàng Đại Nghĩa cùng vợ xin về làm công nhân tại Nông trường bông Quán Thẻ. Bên cạnh làm công nhân cho nông trường, ông còn thuê thêm chục ha đất để trồng bông, đậu, bắp, thuốc lá, lại còn tự khai hoang thêm 1,2 ha đất để trồng lúa. Trong tay không có vốn nên ông hợp đồng với nông trường để được hỗ trợ, giúp đỡ về công máy làm đất, đến cuối vụ thu hoạch thanh toán lại. Sự cần cù, chịu khó của vợ chồng ông đã được đền đáp khi không có năm nào bị mất mùa.

Bắt đầu có chút vốn tích lũy, ông Nghĩa đầu tư vào chăn nuôi bò. Từ hai con bò năm 1991, đến năm 1996 đàn bò lên đến 67 con. Sau đó, thấy nuôi dê, cừu có lợi hơn, ông đã bán hết đàn bò, chuyển sang nuôi dê, cừu. Năm 2002, ông quyết định lên núi mua 1,8 ha đất để mở rộng chuồng trại phát triển chăn nuôi. Năm 2007, giá dê, cừu xuống thấp, những người chăn nuôi ở Ninh Thuận có xu hướng bán hết dê, cừu vì thấy không có lãi. Với suy nghĩ làm ăn phải có lúc lên lúc xuống, ông Nghĩa vẫn cố gắng giữ đàn dê, cừu hơn 300 con, đưa lên núi chăn thả.

Với lợi thế nguồn thức ăn tự nhiên, lại có suối nước từ trên núi chảy xuống nên ông không phải tốn nhiều tiền đầu tư cho thức ăn và thuê nhân công như chăn nuôi ở đồng bằng. Có kinh nghiệm và kỹ thuật chăn nuôi nên đàn dê, cừu của ông Nghĩa ít bị bệnh, phát triển nhanh chóng. Hiện tại, ông có một trại cừu ở khu vực Dốc Hầm (Cà Ná) và một trại dê ở khu núi 1 (thôn Quán Thẻ 3) với hơn 1.100 con, trong đó 400 con dê nái và 200 con cừu nái, mỗi năm sinh sản hàng trăm dê cừu con, tiêu thụ dê, cừu thịt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.

Là Chủ tịch Hội nông dân xã Phước Minh, ông Nghĩa luôn giúp đỡ cho các cựu chiến binh cũng như nông dân về giống, hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời hỗ trợ cho bà con vay vốn không lãi để phát triển ngành nghề


Có thể bạn quan tâm

“Mái Nhà” Của Ngư Dân “Mái Nhà” Của Ngư Dân

Ngày 11/11/2011, Nghiệp đoàn khai thác hải sản Bình Hưng 3 (Phan Thiết, Bình Thuận) ra đời trên cơ sở Tổ hợp tác sản xuất trên biển số 3 trước đây, thu hút 121 đoàn viên của năm tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi chiếc trên 300 CV. Tổng Liên đoàn Lao động VN đã hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình này của Bình Thuận.

21/08/2013
Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

21/08/2013
Mất Mùa Mít Nghệ Mất Mùa Mít Nghệ

Vụ mùa năm nay người dân ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thất thu do mít nghệ mất mùa. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, mít phát triển bình thường, nhưng gần đến khi thu hoạch thì thối trái và rụng hàng loạt.

21/08/2013
Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường

Từ cuối năm 2012 đến nay, lượng đường tồn kho trong nước luôn ở mức cao kỷ lục (khoảng 500 nghìn tấn). Mặc dù các cơ quan chức năng đã dồn sức tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường nhưng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Ðể giải bài toán khó này, cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ các ngành, các cấp.

21/08/2013
Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.

21/08/2013