Nuôi Dê Cho Thu Nhập Khá

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.
Ði nhiều nơi, thấy nhiều bà con áp dụng mô hình nuôi dê vừa mang lại hiệu quả cao, vừa không phải bỏ công chăm sóc nhiều, “thế là tôi lân la dò hỏi cách thức nuôi và chọn giống để về áp dụng cho gia đình mình”, ông Ðường cho biết.
Ban đầu ông chỉ mua vài cặp dê về nuôi nhưng đều không thành công vì không có kinh nghiệm nuôi nên dê chậm lớn và chết. Không nản lòng, ông lại tìm đến những nơi đã có kinh nghiệm nuôi dê để học hỏi thêm. Trời không phụ lòng người, nhờ kiên trì học hỏi, đến nay ông có trên 15 cặp dê giống và rất nhiều dê con.
Thức ăn cho dê chủ yếu là các loài cây cỏ, vào mỗi buổi sáng ông lùa đàn dê đi ăn xung quanh các bờ vuông, đến khi nào dê ăn no thì ông lại lùa về. Cách chăm sóc đàn dê cũng khá đơn giản, chỉ cần cho dê ăn cỏ, uống nước, hằng ngày vệ sinh chuồng trại để hạn chế các loại bệnh xảy ra.
Hiện giá dê giống khá hấp dẫn, trung bình mỗi con dê cái giống có giá 2 triệu đồng/con và 1,5 triệu đồng/con đối với dê đực, đồng thời ông còn bán thêm dê thịt. Theo ông Ðường, hiện tại thịt dê đang được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra khá ổn định, với giá dao động từ 90.000-95.000 đồng/kg. Trung bình mỗi năm ông Ðường thu nhập trên dưới 60 triệu đồng từ tiền bán dê giống và dê thịt.
Ngoài nguồn thu nhập từ việc bán dê, ông Ðường còn tận dụng phân dê để bón cho cây trồng, rải xuống vuông tôm và thấy có hiệu quả nên nhiều bà con trong vùng cũng đến mua mỗi bao 25.000 đồng, góp phần giúp cho gia đình ông Ðường có thêm nguồn thu nhập.
“Mô hình nuôi dê của ông Ðường được thực hiện khá lâu, hiệu quả cao. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã vận động bà con địa phương áp dụng mô hình này. Ðồng thời, hội sẽ phối hợp với ngành chức năng tổ chức hướng dẫn thêm cho bà con về kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ vốn để giúp bà con mở rộng mô hình”, ông Nguyễn Việt Văn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng Ðông, cho biết.
Có thể bạn quan tâm

Kể từ ngày 20.10.2015, khoai tây Trung Quốc không được đưa vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là chỉ đạo của UBND TP. Đà Lạt nhằm đưa chợ này hoạt động đúng mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nông dân trồng khoai tây...

TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, nông dân toàn cầu là phải trẻ, khoẻ, có kiến thức…

Khảo sát tại nhiều chợ lẻ, xe đẩy trên địa bàn TP.HCM cho thấy ngày càng xuất hiện rất nhiều nông sản Trung Quốc (TQ) như nho, quýt, cam, táo, khoai tây… gắn mác “made in Viet Nam”.

Nhìn những con cá tầm dài tới hơn 1m, to như cột nhà đang lượn lờ trong các ô nuôi giữa lòng hồ Thủy điện Sơn La, ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.

Tại sân chơi của khu K3 đường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) những ngày gần đây xuất hiện điểm bán hành tím, tỏi ủng hộ nông dân đảo Lý Sơn.