Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh
Ngày đăng: 07/05/2012

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.

Anh Nam cho biết, là một cán bộ công tác ở xã, để cải thiện cuộc sống, trước đây gia đình anh xây chuồng nuôi heo. Nhưng nghề nuôi heo bấp bênh, vốn lớn, lời ít, rủi ro nhiều… may mắn thì người nuôi mới có lời chút đỉnh. Thêm điều kiện đất đai chật hẹp, sống giữa khu dân cư đông đúc, dù kỹ lưỡng đến mấy cũng khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường và làm phiền hà hàng xóm, chính vì vậy anh Nam phá bỏ chuồng nuôi heo và chọn dế để nuôi.

Theo anh Nam, nuôi dế cũng dễ. Chuồng nuôi dế làm bằng bạt, đóng nẹp, bỏ chà cây, rơm, lá chuối khô vào cho dế bu. Kích thước mỗi chuồng dài 2 m, ngang 1 m và cao 7 tấc. Sau 40 ngày nuôi là thu hoạch. Mỗi chuồng thu được từ 20 đến 25 kg dế. Giá dế hiện nay lái đến nhà mua là 45.000 đồng/kg. Thức ăn cho dế gồm hai loại là thức ăn chăn nuôi heo và thức ăn xanh là rau cỏ, đọt mì… Trừ các chi phí mỗi đợt nuôi, mỗi chuồng nuôi dế còn lời được khoảng 300.000 đồng. Người nào nuôi được 10 chuồng, bình quân khoảng 50 ngày (tính từ lúc bỏ mẻ trứng vào chuồng) thì thu nhập được khoảng 3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn.

Anh Nam cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn xã Phước Trạch có khoảng 50 hộ nuôi dế, trong đó có một số cán bộ xã. Mức thu nhập từ nghề nuôi dế không cao, nhưng công việc khá nhẹ nhàng, ít vốn, tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Dế không có mùi hôi, nên đặt chuồng nuôi ngay bên hiên nhà, trên thềm nhà cũng được… Đối với cán bộ công nhân viên chức, nông dân nghèo ít ruộng đất đều có thể nuôi dế được.

Tuy nhiên, dế cũng như các loại nông sản hàng hoá khác, giá cả cũng lên xuống bấp bênh theo quy luật cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, việc người dân ồ ạt nuôi theo phong trào dẫn đến sự mất cân đối trong cung – cầu, dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro khi dế đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Chính vì vậy, người nuôi dế luôn trăn trở và lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, nông nghiệp Đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp, nông nghiệp

Tại Ðại hội đại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XIX, một số đại biểu đã trình bày các tham luận nêu giải pháp góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội. Báo Bình Ðịnh xin trích giới thiệu:

17/10/2015
5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu - 2015 5 sản phẩm của Bình Định đạt danh hiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu - 2015

Ông Võ Mai Hưng, Phó giám đốc Sở Công Thương, cho biết: Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) vừa công bố danh sách các địa phương có sản phẩm đạt danh hiệu “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) năm 2015”.

17/10/2015
Khánh Hòa nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn Khánh Hòa nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn

Trong khi nhiều nơi trong cả nước nuôi tôm thẻ chân trắng không hiệu quả, thì tại tỉnh Khánh Hòa, có những vùng nuôi tôm cho kết quả ngoài mong đợi nhờ áp dụng quy trình nuôi hiện đại.

17/10/2015
Thủy sản được mùa Thủy sản được mùa

Thời gian qua, ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa liên tiếp được hưởng niềm vui được mùa, được giá; trong khi đó, chi phí chuyến đi giảm nên ngư dân thu lãi khá. Điều này đã khuyến khích ngư dân vươn khơi bám biển.

18/10/2015
Sẽ phát triển 500 hécta nuôi tôm siêu thâm canh Sẽ phát triển 500 hécta nuôi tôm siêu thâm canh

Chiều 13-10, Tập đoàn Việt Úc (TP.Hồ Chí Minh), một doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong ngành sản xuất tôm giống - đã làm việc với tỉnh Đồng Nai về dự án đầu tư khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao tại xã An Phước (huyện Nhơn Trạch).

18/10/2015