Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh
Ngày đăng: 07/05/2012

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.

Anh Nam cho biết, là một cán bộ công tác ở xã, để cải thiện cuộc sống, trước đây gia đình anh xây chuồng nuôi heo. Nhưng nghề nuôi heo bấp bênh, vốn lớn, lời ít, rủi ro nhiều… may mắn thì người nuôi mới có lời chút đỉnh. Thêm điều kiện đất đai chật hẹp, sống giữa khu dân cư đông đúc, dù kỹ lưỡng đến mấy cũng khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường và làm phiền hà hàng xóm, chính vì vậy anh Nam phá bỏ chuồng nuôi heo và chọn dế để nuôi.

Theo anh Nam, nuôi dế cũng dễ. Chuồng nuôi dế làm bằng bạt, đóng nẹp, bỏ chà cây, rơm, lá chuối khô vào cho dế bu. Kích thước mỗi chuồng dài 2 m, ngang 1 m và cao 7 tấc. Sau 40 ngày nuôi là thu hoạch. Mỗi chuồng thu được từ 20 đến 25 kg dế. Giá dế hiện nay lái đến nhà mua là 45.000 đồng/kg. Thức ăn cho dế gồm hai loại là thức ăn chăn nuôi heo và thức ăn xanh là rau cỏ, đọt mì… Trừ các chi phí mỗi đợt nuôi, mỗi chuồng nuôi dế còn lời được khoảng 300.000 đồng. Người nào nuôi được 10 chuồng, bình quân khoảng 50 ngày (tính từ lúc bỏ mẻ trứng vào chuồng) thì thu nhập được khoảng 3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn.

Anh Nam cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn xã Phước Trạch có khoảng 50 hộ nuôi dế, trong đó có một số cán bộ xã. Mức thu nhập từ nghề nuôi dế không cao, nhưng công việc khá nhẹ nhàng, ít vốn, tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Dế không có mùi hôi, nên đặt chuồng nuôi ngay bên hiên nhà, trên thềm nhà cũng được… Đối với cán bộ công nhân viên chức, nông dân nghèo ít ruộng đất đều có thể nuôi dế được.

Tuy nhiên, dế cũng như các loại nông sản hàng hoá khác, giá cả cũng lên xuống bấp bênh theo quy luật cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, việc người dân ồ ạt nuôi theo phong trào dẫn đến sự mất cân đối trong cung – cầu, dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro khi dế đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Chính vì vậy, người nuôi dế luôn trăn trở và lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Bất ổn thanh long Bình Thuận Bất ổn thanh long Bình Thuận

Diện tích tăng chóng mặt, đầu ra phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc và bị thương lái “đè” giá… nên thanh long Bình Thuận đang gặp rất nhiều khó khăn.

25/08/2015
Giá chanh giảm mạnh Giá chanh giảm mạnh

Nông dân trồng chanh tại nhiều tỉnh, thành ĐBSCL đang rất lo lắng khi giá chanh trái đã giảm hơn 20.000 đồng/kg so với thời điểm những tháng đầu năm 2015 và đang có mức giá rất thấp.

25/08/2015
Chi Lăng mùa na chín Chi Lăng mùa na chín

Vùng na dai Chi Lăng (Lạng Sơn) có hơn 1.200 ha, với sản lượng năm nay ước đạt hơn 8 nghìn tấn. Hàng năm, cây na bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 9. Tại các xã: Quang Lang, Chi Lăng, thị trấn Chi Lăng, Mai Sao... nhiều hộ dân trồng từ 0,5 - 3 ha, cây na đem lại giá trị kinh tế cao, đạt hơn 75 triệu đồng/ha, là cây chủ lực xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc nơi đây.

25/08/2015
Nông dân xã Liên Nghĩa thành triệu phú nhờ nghề ươm cây giống Nông dân xã Liên Nghĩa thành triệu phú nhờ nghề ươm cây giống

Với sự năng động, nhạy bén của bà con nông dân, những năm gần đây xã Liên Nghĩa, Văn Giang (Hưng Yên) nổi tiếng với nghề ươm các loại giống cây ăn quả. Cây giống Liên Nghĩa theo chân thương lái đến mọi miền đất nước mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương.

25/08/2015
Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô góp phần đa dạng hóa cây trồng Mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô góp phần đa dạng hóa cây trồng

Từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ (KHCN) của tỉnh Bến Tre , trong năm 2015, huyện Châu Thành đã triển khai mô hình trồng chuối già Nam Mỹ nuôi cấy mô tại ấp Phước Thành, xã An Phước. An Phước là xã thuần nông, đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào trồng lúa và dừa. Do hiệu quả kinh tế từ các loại cây trồng này không cao, cần có hướng mới trong việc chuyển đổi giống cây trồng, tăng cường sự hỗ trợ về vốn đầu tư và kỹ thuật cho nông dân phù hợp với địa phương.

25/08/2015