Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh

Nuôi Dế Cải Thiện Cuộc Sống Ở Tây Ninh
Ngày đăng: 07/05/2012

“Nuôi dế tính ra sướng hơn nuôi heo” - đó là nhận xét của anh Phạm Quốc Nam (37 tuổi) ở ấp Cây Nính, xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu (Tây Ninh). Trước đây anh Nam đã từng nuôi heo, nay đã chuyển qua nghề nuôi dế.

Anh Nam cho biết, là một cán bộ công tác ở xã, để cải thiện cuộc sống, trước đây gia đình anh xây chuồng nuôi heo. Nhưng nghề nuôi heo bấp bênh, vốn lớn, lời ít, rủi ro nhiều… may mắn thì người nuôi mới có lời chút đỉnh. Thêm điều kiện đất đai chật hẹp, sống giữa khu dân cư đông đúc, dù kỹ lưỡng đến mấy cũng khó tránh khỏi ô nhiễm môi trường và làm phiền hà hàng xóm, chính vì vậy anh Nam phá bỏ chuồng nuôi heo và chọn dế để nuôi.

Theo anh Nam, nuôi dế cũng dễ. Chuồng nuôi dế làm bằng bạt, đóng nẹp, bỏ chà cây, rơm, lá chuối khô vào cho dế bu. Kích thước mỗi chuồng dài 2 m, ngang 1 m và cao 7 tấc. Sau 40 ngày nuôi là thu hoạch. Mỗi chuồng thu được từ 20 đến 25 kg dế. Giá dế hiện nay lái đến nhà mua là 45.000 đồng/kg. Thức ăn cho dế gồm hai loại là thức ăn chăn nuôi heo và thức ăn xanh là rau cỏ, đọt mì… Trừ các chi phí mỗi đợt nuôi, mỗi chuồng nuôi dế còn lời được khoảng 300.000 đồng. Người nào nuôi được 10 chuồng, bình quân khoảng 50 ngày (tính từ lúc bỏ mẻ trứng vào chuồng) thì thu nhập được khoảng 3 triệu đồng, sau khi trừ chi phí thức ăn.

Anh Nam cho biết thêm, hiện nay trên địa bàn xã Phước Trạch có khoảng 50 hộ nuôi dế, trong đó có một số cán bộ xã. Mức thu nhập từ nghề nuôi dế không cao, nhưng công việc khá nhẹ nhàng, ít vốn, tận dụng được thời gian nhàn rỗi. Dế không có mùi hôi, nên đặt chuồng nuôi ngay bên hiên nhà, trên thềm nhà cũng được… Đối với cán bộ công nhân viên chức, nông dân nghèo ít ruộng đất đều có thể nuôi dế được.

Tuy nhiên, dế cũng như các loại nông sản hàng hoá khác, giá cả cũng lên xuống bấp bênh theo quy luật cung cầu của thị trường. Thêm vào đó, việc người dân ồ ạt nuôi theo phong trào dẫn đến sự mất cân đối trong cung – cầu, dẫn đến nhiều nguy cơ rủi ro khi dế đến kỳ thu hoạch nhưng không bán được. Chính vì vậy, người nuôi dế luôn trăn trở và lo lắng về đầu ra cho sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Người Nuôi Tôm Cần Nhìn Từ Thực Tiễn Chuyển Giao Kỹ Thuật Cho Người Nuôi Tôm Cần Nhìn Từ Thực Tiễn

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

28/11/2014
Thăng Bình Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp Thăng Bình Tái Cơ Cấu Ngành Nông Nghiệp

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

30/06/2014
Cá Hồng Mỹ Đối Tượng Nuôi Mới Cá Hồng Mỹ Đối Tượng Nuôi Mới

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.

28/11/2014
Quả Ngọt Trên Vùng Đất Chua Quả Ngọt Trên Vùng Đất Chua

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

30/06/2014
Làm Chủ Quy Trình Nuôi Cá Tầm Tại Cao Bằng Làm Chủ Quy Trình Nuôi Cá Tầm Tại Cao Bằng

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.

28/11/2014