Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi đặc sản chim trời

Nuôi đặc sản chim trời
Ngày đăng: 25/05/2015

Theo nhiều nông dân nuôi chim trời, nếu nắm vững được tập tính riêng và tạo được môi trường sống phù hợp thì người nuôi không lo xảy ra tình trạng chim trời bay mất. Các loài chim hoang dã này có sức đề kháng cao, ít bệnh lại dễ nuôi nên ít rủi ro cho người nuôi.

* Lợi nhuận cao

Ông Phạm Tuấn Hoàng (TP.Biên Hòa), người tiên phong đầu tư nuôi vịt trời với quy mô lớn tại Đồng Nai chia sẻ, tình cờ biết được một cù lao tách biệt nằm giữa sông Đồng Nai có môi trường tự nhiên hoang hóa rất phù hợp cho con vịt trời phát triển, nên ông đã thuê đất lập trại nuôi vịt trời vào năm 2014. Quy mô trại nuôi vịt trời của ông đã nhanh chóng phát triển, có thể đáp ứng những đơn hàng lớn về con giống và con thịt với thị trường mở rộng ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Theo ông Hoàng: “Vịt trời được thả tự do ngoài tự nhiên nhưng tôi chưa mất con nào vì tôi đã tạo được môi trường phù hợp cho loài vật này sinh trưởng. Mặt khác, đặc tính của vịt trời là khi được thả nuôi ở khu vực nào là nó luôn gắn bó cả đời với nơi nó sinh sống.

Đây là vật nuôi mang lại lợi nhuận rất tốt vì thức ăn chính là thóc và cây lục bình mọc hoang rất nhiều trên sông Đồng Nai. Theo đó, sau 2 tháng nuôi, vịt trời phát triển đến ngưỡng trọng lượng từ 1-1,2 kg/con và có thể xuất bán. Loài vật nuôi hoang dã này hầu như không tốn vốn đầu tư chuồng trại, chi phí thức ăn lại thấp hơn nhiều so với nuôi vịt công nghiệp nhưng hầu như không xảy ra dịch bệnh. Nhưng đây hiện là mặt hàng đặc sản được thương lái vào tận trại thu mua với mức giá khoảng 250 ngàn đồng/con.

Ông Trịnh Quốc Mạnh, chủ cơ sở yến sào Hải Triều (xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom), cho hay tuy có rủi ro nhưng nhiều người vẫn đầu tư tiền tỷ để làm nhà thu hút chim yến về làm tổ vì nó mang lại hiệu quả kinh tế rất cao. Là loài chim trời, người nuôi không mất chi phí thức ăn hay công chăm sóc. Loài chim này cho đến nay hầu như không xảy ra dịch bệnh gì. “Hiện Đồng Nai đã hình thành những vùng chuyên nuôi yến, sản phẩm tổ yến của Đồng Nai được tiêu thụ tốt tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Gia đình tôi cũng mạnh dạn đầu tư nhiều nhà nuôi yến tại Đồng Nai và các tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận... Tôi cũng rất chăm chút cho khâu làm bao bì, nhãn hiệu với mục tiêu xây dựng thương hiệu riêng về chất lượng cho cơ sở” - ông Mạnh nói.

* Cần kiểm soát về dịch bệnh

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng dòng thực phẩm sạch, nuôi trồng tự nhiên. Điều này đang mở ra tiềm năng thị trường rất lớn cho các sản phẩm đặc sản có nguồn gốc từ động vật hoang dã, nuôi trồng ngoài thiên nhiên. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nông dân đang đón đầu cơ hội này bằng cách đầu tư sản xuất, chăn nuôi các loại đặc sản từ động vật hoang dã. Tại Trung tâm Ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (huyện Cẩm Mỹ) đã có doanh nghiệp đầu tư trang trại chuyên sản xuất và cung cấp ra thị trường con giống và sản phẩm thịt của nhiều loại đặc sản, như: gà Đông Tảo, chim trĩ, vịt trời, le le, bìm bịp… Bà Phan Thị Loan, chủ trang trại ở đây, nhận xét: “Nhiều loại chim, động vật hoang dã hiện đã trở thành vật nuôi như con gà, con vịt nhưng lại cho lợi nhuận cao hơn nhiều so với các vật nuôi truyền thống. Trang trại đang mở rộng quy mô sản xuất lên gấp đôi so với trước, vì nhu cầu tiêu thụ con giống các loại đặc sản này đang tăng rất nhanh”.

Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết công tác quản lý phải đi theo nhu cầu sản xuất thực tế của người chăn nuôi. Những mô hình nuôi các loài chim, động vật có nguồn gốc hoang dã đạt hiệu quả kinh tế cao nên ngày càng thu hút đông người tham gia chăn nuôi. Cụ thể, chim trĩ xưa là động vật hoang dã quý hiếm nhưng giờ được nhà nước cấp phép chăn nuôi rộng rãi. Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn cũng đã ban hành thông tư về quản lý nuôi chim yến. Chi cục Thú y Đồng Nai cũng rất quan tâm công tác quản lý về dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi các loài thú hoang dã, trong đó đã có vaccine hữu hiệu với nhiều loài chim hoang dã mà trước đây chưa có.


Có thể bạn quan tâm

Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy Đa Dạng Đối Tượng Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Thái Thụy

Con tôm sú một thời là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ nông dân ở các tỉnh ven biển ĐBSCL. Tuy nhiên, sau những vụ nuôi thất bát do dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt đã đẩy không ít nông dân lâm cảnh khó khăn, nợ nần chồng chất.

16/05/2012
Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận Cây Mì Trong Và Ngoài Mô Hình Ở Bình Thuận

Thực tế hiện nay, sự sụt giảm về giá cả, hoành hành của sâu bệnh khiến năng suất mì giảm, hiệu quả đầu tư của bà con bị ảnh hưởng đáng kể. Trong khi đó, trồng mì theo mô hình trên địa bàn lại mang đến những kết quả bất ngờ.

16/05/2012
Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao Trồng Hồng Xiêm Cho Năng Suất Cao

Nếu được chăm bón đầy đủ, hồng xiêm cho năng suất rất cao (có thể có đạt năng suất từ 30 - 40 tấn quả/ha). Giá của chúng lại chưa bao giờ rẻ. Vậy, sao ta chưa trồng hồng xiêm?

17/05/2012
Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn Tôm Hùm Chết Hàng Loạt Có Thể Do Một Loại Vi Khuẩn

Tuy nhiên trong điều kiện của các phòng thí nghiệm trong nước, việc phân lập cũng như nuôi cấy virus này đang gặp khó khăn. Đồng thời với việc tiếp tục phân tích trong nước, các mẫu bệnh phẩm đã được gửi phân tích tại nước ngoài. Cũng theo tổ công tác , 2 chuyên gia hàng đầu về bệnh thủy sản của Tổ chức Y tế thế giới sẽ có mặt tại Việt Nam cùng tham gia quá trình phân tích, chẩn đoán. Mục tiêu tìm ra nguyên nhân khiến tôm hùm lồng chết hàng loạt, đặc biệt là bệnh tôm sữa có thể sẽ được giải tỏa trước cuối tháng 11 năm nay.

17/05/2012
Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau Hợp Tác Xã Hàu Lồng - Triển Vọng Phát Triển Ở Cà Mau

Hợp tác xã (HTX) nuôi hàu lồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau được thành lập và đi vào hoạt động từ giữa năm 2007. Ban đầu HTX có 25 xã viên và 20 lao động, sản xuất 8 bè với số vốn điều lệ 900 triệu đồng.

19/05/2012