Nuôi Cua Xen Nuôi Tôm Quảng Canh Thu Lợi Khá Ở Bến Tre

Trong điều kiện bất lợi của thời tiết, nghề nuôi tôm sú bị thua lỗ hoặc chỉ có lãi ít, nhiều người đã chuyển sang nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Tại huyện Thạnh Phú (Bến Tre), nhiều nông dân đã khấm khá nhờ nghề nuôi cua “nhướng”. Cua “nhướng” là tên gọi của người dân địa phương, vì lúc thả nuôi con cua còn rất nhỏ, người xem phải nhướng mắt lên thì mới nhìn thấy nó được.
Nông dân Nguyễn Văn Mãi, ngụ tại ấp Thạnh Phước - xã Thạnh Phong (Thạnh Phú) là một trong những người có kinh nghiệm với mô hình nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Khoảng cuối năm 2010, anh Mãi nuôi thử nghiệm 1.000 con cua giống (giá từ 900 đồng đến 1.000 đồng/con). Sau khi thu hoạch thấy có hiệu quả, anh nuôi tiếp với số lượng nhiều hơn.
Đến nay, anh đã thả được 10.000 con cua nuôi xen với tôm sú trên diện tích 25.000m2 đất. Anh Mãi cho biết: “Cua giống mua về được thả nuôi tự nhiên chung với tôm sú. Mỗi năm thả 2 vụ, vào khoảng tháng 8 và tháng 10, 11 âm lịch. Người nuôi không tốn thức ăn cho cua, chỉ theo dõi tiến độ phát triển, trông chừng mực nước thích hợp theo từng mùa, tháng”. Theo kinh nghiệm của anh Mãi, độ sâu thích hợp để nuôi cua “nhướng” xen với tôm quảng canh từ 0,5m đến 1m; người nuôi phải thường xuyên theo dõi để giữ mực nước trong ao phù hợp theo từng mùa (nhất là trữ lượng nước ngọt cần thiết trong mùa nắng gắt).
Quá trình nuôi, có thể thả thêm cua nhỏ khai thác được từ thiên nhiên (nếu có). Khi cua được khoảng 4 tháng tuổi thì thu hoạch, thả lồng (có mồi) xuống ao để nhử bắt cua bán dần. Đến nay, anh Mãi đã thu lãi trên 200 triệu đồng từ tiền bán cua. Đặc biệt, trong năm 2012, anh nuôi 6.000 con cua “nhướng” và lãi được khoảng 100 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Kháng - Chủ tịch UBND xã, Thạnh Phong có hơn 2.500ha nuôi thủy sản, nhiều nông dân trong xã đã có lãi cao nhờ nuôi cua xen trong ao nuôi tôm quảng canh. Được biết, ngoài xã Thạnh Phong, mô hình nuôi cua xen với nuôi tôm quảng canh đã được nông dân một số xã khác trong huyện như: An Qui, An Thuận, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Hải thực hiện và mang lại hiệu quả bước đầu. Thiết nghĩ, ngành chức năng cần tổ chức hội thảo về mô hình này để giúp nông dân sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội thảo “Giới thiệu công nghệ sản xuất nông sản an toàn và bảo vệ môi trường” được tổ chức mới đây ở thị xã Gia Nghĩa, Giáo sư-Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng đã cho rằng, Đắk Nông có những lợi thế lớn trong việc trồng cây ca cao.

Theo Trung tâm Khuyến nông tỉnh, để giúp người nông dân có giống khoai lang Nhật Bản (KLNB) đạt chất lượng, các ngành chức năng đã hỗ trợ một số hộ triển khai sản xuất giống thuần chủng bằng phương pháp cấy mô. Gia đình anh Bùi Văn Đạt, trú ở thôn Thuận Hải, xã Thuận Hạnh (Đắk Song) đã ứng dụng thành công phương pháp này.

Theo lịch thời vụ được ngành Nông nghiệp ban hành, từ giữa tháng 2 là thời điểm xuống giống vụ tôm mới. Tuy nhiên, về các vùng nuôi tôm trong tỉnh Bình Định vào thời điểm này, theo ghi nhận, người nuôi tôm chưa chuẩn bị tốt các điều kiện để bước vào vụ mới.

Người dân Đá Nổi (Thoại Sơn - An Giang) gọi vui như thế. Bởi, nơi đây từng nổi tiếng “mỏ vàng lộ thiên” và gắn liền với vùng đất chứa đựng nhiều vết tích Di chỉ văn hóa Óc Eo.

Trong những năm vừa qua, hoạt động thuỷ sản trên địa bàn huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) phát triển khá đa dạng và phong phú. Từ nuôi trồng thuỷ sản cho đến khai thác thuỷ sản và dịch vụ hậu cần nghề cá đã đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện, tạo việc làm và nâng cao đời sống của ngư dân.