Nuôi Cua Đồng Thương Phẩm

Qua tìm hiểu cán bộ Hội nông dân xã Khám Lạng, huyện Lục Nam chúng tôi được biết đến gia đình anh Nguyễn Văn Biên, chị Dương Thị Hằng là một điển hình chăn nuôi giỏi với mô hình tổng hợp như nuôi lợn thịt, chim bồ câu, chăn gà lôi, nuôi giun quế mỗi mô hình đều đã đem lại nguồn thu lợi lớn cho vợ chồng anh chị. Nhưng không vì thế khát vọng vươn lên làm giàu luôn thường trực trong anh đã đưa anh nghĩ đến việc nuôi cua đồng thương phẩm.
Sau nhiều lần trăn trở, thấy nhu cầu tiêu thụ cua đồng trên thị trường rất lớn và giá thành ngày một tăng cao. Năm 2009 Anh Biên đã tự mình mày mò và quyết tâm tìm ra cách làm có thể nuôi cua đồng bán tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Có được 1 sào cấy lúa gần nhà trước nay cho thu nhập thấp anh đã mạnh dạn tiến hành cải tạo, thiết kế, tu sửa bờ bao, làm vệ sinh sạch sẽ, ruộng trở thành 1 cái ao nhỏ sâu khoảng 50 – 80 cm. Cũng tự mình mày mò và thiết kế anh thuê thợ đóng cọc chắc chắn xung quanh, trồng cây khoai nước làm chỗ trú ẩn, sau bơm nước đồng thời trồng thêm các loại thực vật thủy sinh như: lục bình, rau muống… để tạo bóng mát và tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cua. Khi chuẩn bị được ao nuôi anh mua một tạ cua đồng giống với giá lúc đó rơi vào khoảng sáu triệu đồng.
Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn trong ao như bèo, các loại phù sinh…anh Biên còn bổ sung thêm nguồn thức ăn phụ là cá tép, ốc sên, hến băm nhỏ, cơm, cám viên lại…Mỗi ngày, cho cua đồng ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều tối sau khoảng một thời gian cua lớn thì công chăm sóc lại rất ít, tuần cho ăn 2 đến 3 lần vì chúng có khả năng nhịn đói 10 -15 ngày. Lúc anh bắt đầu nuôi là những tháng hè vì vậy đàn cua sinh trưởng và lớn rất nhanh. Với diện tích mặt nước khoảng 400m2 và 100 kg giống ban đầu sau 2 tháng anh bắt đầu cho thu được khoảng 300 kg cua thịt với giá bán buôn tại thị trường là 50.000đ – 60.000đ/ kg thu nhập hơn 15 triệu. Sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, công chăm sóc, thức ăn còn lãi khoảng 10 triệu đồng. Qua tâm sự anh Biên chia sẻ “Nuôi cua đồng thật sự dễ, chi phí lại rất thấp, thời gian nuôi ngắn, nguồn thức ăn đơn giản, cua lại ít bị dịch bệnh tật, khả năng kháng bệnh tốt, đặc biệt hiệu quả kinh tế đem lại rất cao chính anh cũng không thể nghĩ tới và việc thu bán cũng đơn giản”.
Khi cua đạt kích thước thương phẩm hoặc giá cao có thể thu hoạch. Thu tỉa bằng cách đặt lờ, lợp, chà mùn và tát cạn bắt bằng tay nếu thu toàn bộ. Vậy chi phí cho việc nuôi cua chỉ mất vốn giống ban đầu sau là cho thu lãi. Mùa hè, 2 - 3 tháng sau khi nuôi là có thể cho bán cua thịt, tuy nhiên về mùa đông cũng có thể nuôi cua nhưng sự biến động lớn về nhiệt độ, môi trường nước ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nên cua phát triển chậm hơn kéo dài thời gian được xuất bán là 4 tháng.
Như vậy một năm nuôi cua đồng có thể xuất bán 4 lần và với diện tích của gia đình anh cho thu lãi được khoảng từ 40 – 50 triệu đồng/ 1năm. Thật vậy cua đồng một món ăn dân giã nhưng hiện nay được thị trường tiêu thụ với số lượng lớn, cua sản xuất ra không đủ bán chính vì thế mà anh Biên chưa khi nào nghĩ đến việc mình làm lại không có đầu ra cho sản phẩm. Có nhiều nơi cũng đã tìm đến địa chỉ gia đình anh để đặt trước việc thu mua, song hiện tại với diện tích nhỏ nên cũng không đủ lượng giao bán cho khách hàng. Không giấu được niềm phấn khởi, anh cho biết: “Hiện, với mô hình cua đồng cùng các mô hình tổng hợp khác, gia đình tôi có lãi khoảng từ 80 đến 100.000 triệu đồng/năm. Có tiền, tôi vừa tái đầu tư sản xuất, vừa chăm lo học hành cho các con và trong thời gian tới anh sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi cua vì thật sự cua đã đem lại nguồn thu nhập rất cao cho gia đình anh.
Hiện tại mô hình của gia đình anh được rất nhiều người quan tâm và đến tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch Hội nông dân xã cũng nhận định “gia đình anh Biên chị Hằng là hộ dân năng động nhất, luôn là một trong những gương điển hình về chăn nuôi của xã, đặc biệt hơn với mô hình nuôi cua đồng đã tạo nên sút thu hút lớn cho các hộ dân học làm tập theo”. Với tinh thần cần cù, sáng tạo và chăm chỉ lao động, thành quả xứng đáng đã đến với anh Biên cho kết quả khả quan nêu trên hy vọng trong thời gian tới anh sẽ phát triển mở rộng thành công mô hình của mình để khát vọng làm giàu không còn xa
Có thể bạn quan tâm

Ngày 23/11, Sở NN&PTNT phối hợp với Tổ chức Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam tổ chức Hội nghị “Kết nối doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu thuỷ sản với người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

Ðầu tháng 11-2013, 2 xã Tân Phú và Tân Thới, huyện Tân Phú Ðông, tỉnh Tiền Giang xuất hiện dịch cúm A/H5N1 trên đàn vịt. Theo bà Nguyễn Thị Mến, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, ổ dịch đã được khống chế, tỉnh đang làm thủ tục công bố hết dịch.

Chị Lê Thị Nhật, chủ một trang trại heo ở thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội, cho biết khoảng 10 ngày nay, một số thương lái đã đến thu mua loại heo trên dưới 100 kg tại trang trại của chị. Mức giá cao hơn so với bình thường từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Các thương lái này cũng hẹn sẽ quay lại gom hàng khi số heo còn lại đạt đủ trọng lượng.

Cách đây khoảng 3 năm, số tiền cám mà chị Chu Thị Hoàn, thôn Tân Tiến, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, đầu tư nuôi một nghìn con gà từ khi mới nở đến lúc xuất bán (khoảng 4 tháng) hết 40 triệu đồng, nhưng hiện nay đã tăng lên 70 triệu đồng. "Giá cám tăng chóng mặt, nhưng gia đình tôi vẫn phải nuôi vì trót vay vốn ngân hàng để đầu tư", chị Hoàn giãi bày.

Trang trại nuôi gà rừng của gia đình ông Lê Toái (xã Xuân Sơn, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) dần dần đã trở nên đông khách và thu hút rất nhiều hội viên Hội nông dân tham quan học tập bởi đặc điểm hết sức độc đáo so với gà nhà, với vóc dáng nhỏ bé, màu sắc khác thường và giá trị dinh dưỡng mang lại rất cao, được nhiều người ưa chuộng.