Nuôi Cua Đồng Thu Nhập Cao

Ông Trần Văn Hách ở thôn 11, xã Hương Lạc (Lạng Giang) là người mạnh dạn đưa cua đồng về nuôi, mang lại thu nhập cao.
Năm nay, ông Hách đã 60 tuổi nhưng khỏe mạnh và nhanh nhẹn. Ba năm trước, ngoài làm ruộng, gia đình ông còn chăn nuôi lợn nhưng thu nhập không ổn định. Đi thăm quan nhiều mô hình kinh tế trang trại ở một số tỉnh để tìm hướng làm giàu, ông thấy trang trại nuôi cua đồng của một hộ dân ở tỉnh Thái Nguyên là cách làm giàu mới và phù hợp với điều kiện của gia đình mình. Nghĩ là làm, ông nhiều lần khăn gói đến trang trại này để học hỏi kinh nghiệm nuôi cua.
Năm 2008, trên diện tích hơn 1 sào ruộng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc ngay cạnh nhà, ông đầu tư 10 triệu đồng cải tạo thành ao nuôi cua. Năm đầu, gia đình ông thả 40 kg cua giống nhưng do ảnh hưởng bởi bão lụt, cua bị chết nhiều, thu nhập không cao. Cuối năm 2009, ông vừa bắt cua ngoài đồng vừa mua 70 kg cua giống ở chợ về thả. Để nước ao mát về mùa hè, ấm áp mùa đông, ông còn thả bèo, trên bờ trồng rau, cỏ tận dụng làm thức ăn cho cua. Sau gần 7 tháng nuôi thả, đến nay, gia đình ông đã đánh tỉa cua để bán với sản lượng gần 1,2 tạ.
Với giá bán 80-100 nghìn đồng/kg cua, trừ chi phí gia đình ông ước thu lãi hơn 10 triệu đồng. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, trên diện tích này, gia đình ông thu thêm 4 tạ cua, ước thu 30 triệu đồng. Hiện nay, thị trường tiêu thụ cua thật thuận lợi, thu hoạch đến đâu, thương lái vào tận ao thu mua đến đó. Ông Hách cho biết: "Nuôi cua không khó, chi phí thấp, chỉ cần đầu tư cho con giống một lần. Thức ăn chính của cua chủ yếu là cơm, bột ngô, cám, ngoài ra có thể cho ăn thêm các loại rau cỏ thái nhỏ, ốc bươu vàng… Mỗi ngày cho cua ăn 1-2 lần, bảo đảm khẩu phần ăn buổi sáng 20-40%, chiều 60-80% lượng thức ăn để hạn chế chúng ăn thịt lẫn nhau, nhất là cua mới lột vỏ. Ngoài ra, để hạn chế dịch bệnh, định kỳ 10-15 ngày thay 1/3 lượng nước ao một lần và rắc vôi bột khử trùng"
Có thể bạn quan tâm

Ngày 21-4, Cục Thú y phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo “Tác nhân và một số giải pháp phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPNS và bệnh vi bào tử trùng EHP trong sản xuất tôm giống và nuôi tôm thương phẩm”. Các cơ sở sản xuất tôm giống ở tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, và một số hộ nuôi tôm thương phẩm dự hội thảo.

Thời tiết nắng nóng kéo dài, hạn hán gay gắt đã ảnh hưởng lớn đến việc nuôi trồng thủy sản (NTTS), người dân cần cẩn trọng khi thả nuôi.

Tỉnh An Giang đã triển khai thực hiện các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến cá tra phục vụ cho xuất khẩu, nhằm tháo gỡ khó khăn trong giải quyết nguồn vốn đầu tư vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra. Dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco sản xuất - chế biến – xuất khẩu do công ty TNHH SXTM DV Thuận An (Tafishco) thực hiện đã mang lại kết quả tích cực.

Tháng 9-2014, bà Lê Thị Hồng (thôn Suối Khô, xã Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) và một số người dân trong xã được tham gia lớp tập huấn trồng nấm do Dự án Hỗ trợ Tam nông tỉnh tổ chức. Sau khóa học, thấy được tính khả thi của loại cây này, bà Hồng đã “bắt tay” trồng nấm tại nhà.

Huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có tổng đàn bò gần 25.000 con. Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện đã tận dụng diện tích đất trồng lúa bị nhiễm phèn, nghèo dinh dưỡng, đất trồng hoa màu hiệu quả thấp, đất vườn, đất ven sông, ven lạch để trồng cỏ nuôi bò, mang lại hiệu quả kinh tế cao.