Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Nuôi Cua Đinh Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 24/09/2014

Gắn bó với mô hình nuôi ba ba Nam bộ (cua đinh) trên 10 năm, ông Phan Văn Bá ở ấp Long Hòa, xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự đã phát triển mô hình như một trang trại thu nhỏ với 20 bồn và 2 hầm nuôi diện tích 1.400m2, với số lượng gần 200 con giống.

Rút kinh nghiệm sau những đợt đầu chọn con giống không hiệu quả, những năm gần đây, ông Bá chú trọng chọn con giống có chất lượng, do vậy số lượng cua đinh trong các bồn, hầm nuôi tăng vọt. Với gần 200 con giống bố mẹ sinh sản, mỗi năm ông nhân thêm 500 - 600 con cua đinh con.

Thu nhập từ việc bán cua đinh giống và cua đinh thương phẩm mỗi năm trên 600 triệu đồng, trừ chi phí ông đạt lợi nhuận 300 triệu đồng/năm.

Theo ông Bá, cua đinh là loài động vật hoang dã thích nghi tốt với môi trường, ăn những loại thức ăn tạp như: cua, ốc, ếch nhái, cá... So với các mô hình nuôi khác, nuôi cua đinh ít tốn công chăm sóc, tỷ lệ hao hụt và mức độ bệnh hạn chế, đặc biệt là đầu ra con giống và thương phẩm luôn ổn định.

Khi áp dụng mô hình, người nuôi có thể tận dụng diện tích vườn tạp để xây chuồng hoặc đào hầm nuôi cua đinh, chỉ cần khoảng 3m2 thì có thể nuôi 1 con đực và 3 con cái sinh sản hoặc 200 con cua đinh con.

Cua đinh thường sinh sản vào thời điểm tháng chạp đến tháng 5 hàng năm, mỗi con cái sinh sản từ 7 – 15 trứng. Sau 9 tháng ươm, các trứng được chọn lựa có tỷ lệ nở đạt trên 85%. Ông Phan Văn Bá cho biết:“Con giống gốc đồng bằng sông Cửu Long nên khả năng kháng bệnh khá cao, ít hao hụt.

Tôi thấy nuôi cua đinh khá hấp dẫn nên tiếp tục phát triển mô hình này. Bình quân mỗi năm xuất bán cua đinh thương phẩm và con giống khoảng 600 - 700 triệu đồng, lợi nhuận khoảng 50%. Hiện nay đầu ra cua đinh rất ổn định, cung không đủ cầu. Thị trường bán là Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang và cả khu vực miền Bắc như Hà nội cũng đặt hàng”.

Khó khăn hiện nay là chi phí con giống khá cao, khoảng 300 ngàn đồng/con giống 20 ngày tuổi. Hiện tại trên địa bàn huyện Hồng Ngự có gần chục hộ nuôi cua đinh.

Đây là mô hình mới của huyện, bước đầu mang lại hiêu quả kinh tế, góp phần đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Để mô hình phát triển có hiệu quả, ngành chức năng huyện Hồng Ngự cần có sự quan tâm hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi cũng như có chính sách hỗ trợ vay vốn cho hộ nuôi sản xuất.


Có thể bạn quan tâm

Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai Sâu Bệnh Gây Hại Cây Điều Phát Triển Nhanh Ở Đồng Nai

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.

17/05/2012
Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan Nông Dân Lo Lắng Vì Phân Bón Rởm Tràn Lan

Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.

22/02/2012
Lương Thấp, Tự An Ủi Mình Lương Thấp, Tự An Ủi Mình

Liên kết khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) là mô hình mới do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hà Nam thực hiện, bước đầu đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, phần lớn KNVCS đều phàn nàn bởi khối lượng công việc quá lớn, song mức phụ cấp thấp; chỉ đủ tiền xăng xe hàng tháng nên họ không mặn mà.

22/02/2012
Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá Xuất Khẩu Cá Ngừ Bứt Phá

Tính đến giữa tháng 3/2012, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt 101 triệu đô la Mỹ, tăng 23,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

18/04/2012
Bí Quyết Làm GAP Nhanh Bí Quyết Làm GAP Nhanh

Ở Bình Thuận, làm GAP trên thanh long nhưng trang trại Duy Lan ở thôn Minh Hòa, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam đã tìm được một cách đi cho riêng mình và đây thực sự là một mô hình siêu tốc vì từ lúc nộp đơn là ngày 30/10/2006 đến ngày 12/3/2007 là lần thẩm định cuối cùng và đến 5/7/2007 là đã được tổ chức IMO của Thụy Sỹ công nhận chính thức đạt tiêu chuẩn Euro GAP.

17/05/2012