Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Nuôi cá kiểng, ông Nguyễn Văn Minh ở ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM không chỉ khá giả mà còn nuôi con thành tài.
“Trước đây, tôi làm thợ hồ, thấy một số hộ nuôi cá kiểng, tôi mon men theo học. Năm 1981 tôi quyết định lấy số tiền dành dụm của vợ chồng, mướn 1.500m2 đất gần nhà để nuôi cá kiểng. Bán cá xong, trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi sắm được 5 phân vàng 24k” - ông Minh bồi hồi nhớ lại .
Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.
Hiện, ông có 40 hồ, cá lớn thả nuôi 4.000 con/hồ, cá nhỏ 8.000 con/hồ. Ông tiết lộ, mỗi tháng ông bán khoảng 60.000 con cá, trừ chi phí bỏ túi 16 triệu đồng.
Anh Minh vui vẻ nói: “Nhờ cá kiểng mà 3 đứa con gái của tôi đều được học hành đàng hoàng. Đứa lớn là cử nhân điều dưỡng, làm ở Bệnh viện Tai mũi họng thành phố; đứa kế là thạc sĩ, hiện là giảng viên Trường Đại học Y dược thành phố; đứa út đang học năm thứ 3 Đại học Luật thành phố…”.
Ông Phan Văn Huynh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Bình Chánh cho biết: “Ông Minh thường xuyên giúp các hộ nghèo trong vùng cá giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giúp tiêu thụ sản phẩm. Nhờ ông giúp đỡ, hai hộ đã thoát nghèo”. Ông rất tích cực ủng hộ Quỹ Học bổng Lương Định Của, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Hỗ trợ ND địa phương. Nhiều năm liền ông được công nhận là ND SXKD giỏi cấp thành phố, năm 2012, ông được bình chọn là ND tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Bà con muốn trao đổi kinh nghiệm nuôi cá kiểng liên hệ với ông Minh qua số điện thoại 0906679250.
Có thể bạn quan tâm

Để giảm thiểu tác động xấu do tình trạng nhiễm mặn gây thất thu cho nghề trồng lúa, nông dân xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre chuyển sang nuôi bò, bước đầu cho thấy hiệu quả khả quan.

Những năm gần đây, khoai lang đang được coi là cây trồng chủ lực ở bản Tây Hưng, xã Muổi Nọi (Thuận Châu - Sơn La), bởi quy trình canh tác phù hợp với điều kiện sản xuất của nông dân.

Khuôn mặt lấm tấm mồ hôi, nhưng chị Lò Thị Tiên, đội 6, xã Thanh Xương (huyện Điện Biên) vẫn rạng rỡ, phấn khởi. Chị Tiên bộc bạch: “Đã mấy năm rồi, suốt ngày quanh quẩn với đàn chim bồ câu Pháp.

Mùa này, có đi đến làng rau các quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh vào những ngày cận Tết mới thấy cảm giác thật dễ chịu trước màu xanh tươi non, mướt mát của những luống rau. Mùa rau Tết cũng là lúc người trồng rau nghĩ đến chuyện tích lũy sau một năm lao động miệt mài…

Trong khi người nuôi lợn, nuôi gà, nuôi vịt đang lúng túng, người bỏ chuồng không, người nuôi cầm chừng chưa muốn tái đàn do dịch bệnh, giá giống và thức ăn chăn nuôi tăng cao thì con chim cút trở thành vật nuôi thay thế ưu việt.