Nuôi Con Thành Tài Nhờ Cá Kiểng

Nuôi cá kiểng, ông Nguyễn Văn Minh ở ấp 3, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM không chỉ khá giả mà còn nuôi con thành tài.
“Trước đây, tôi làm thợ hồ, thấy một số hộ nuôi cá kiểng, tôi mon men theo học. Năm 1981 tôi quyết định lấy số tiền dành dụm của vợ chồng, mướn 1.500m2 đất gần nhà để nuôi cá kiểng. Bán cá xong, trừ hết chi phí, mỗi tháng tôi sắm được 5 phân vàng 24k” - ông Minh bồi hồi nhớ lại .
Thấy nuôi cá kiểng hiệu quả, năm 1987, ông mua 1.500m2 đất ở xã Bình Hưng để nuôi. Năm 1995, do khu đất này quy hoạch thành khu dân cư, ông về xã Phong Phú mua 5.000m2 đất để nuôi cá kiểng.
Hiện, ông có 40 hồ, cá lớn thả nuôi 4.000 con/hồ, cá nhỏ 8.000 con/hồ. Ông tiết lộ, mỗi tháng ông bán khoảng 60.000 con cá, trừ chi phí bỏ túi 16 triệu đồng.
Anh Minh vui vẻ nói: “Nhờ cá kiểng mà 3 đứa con gái của tôi đều được học hành đàng hoàng. Đứa lớn là cử nhân điều dưỡng, làm ở Bệnh viện Tai mũi họng thành phố; đứa kế là thạc sĩ, hiện là giảng viên Trường Đại học Y dược thành phố; đứa út đang học năm thứ 3 Đại học Luật thành phố…”.
Ông Phan Văn Huynh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Bình Chánh cho biết: “Ông Minh thường xuyên giúp các hộ nghèo trong vùng cá giống, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giúp tiêu thụ sản phẩm. Nhờ ông giúp đỡ, hai hộ đã thoát nghèo”. Ông rất tích cực ủng hộ Quỹ Học bổng Lương Định Của, Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Hỗ trợ ND địa phương. Nhiều năm liền ông được công nhận là ND SXKD giỏi cấp thành phố, năm 2012, ông được bình chọn là ND tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh.
Bà con muốn trao đổi kinh nghiệm nuôi cá kiểng liên hệ với ông Minh qua số điện thoại 0906679250.
Có thể bạn quan tâm

Do diện tích đất sản xuất nông nghiệp manh mún, tính chất đất chênh lệch (đất cồn cao, sâu trũng còn nhiều)... khó khăn cho công tác quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh cây trồng tập trung và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất; đặc biệt là chương trình xây dựng cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất.

Số liệu từ Hiệp hội Chế biến và Xuát khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho thấy, trong quý II/2014, kim ngạch xuất khẩu (XK) tôm sang các thị trường ước đạt 992,7 triệu USD, tăng 46,4% so với quý II/2013. Tính chung 6 tháng đầu năm, con số này ước đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo tin từ Bộ Công thương, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trở lại sau khi đã tăng chậm trong tháng 5 và tháng 6, nhưng một số mặt hàng xuất khẩu chính (nông sản) của VN qua thị trường này đang gặp khá nhiều khó khăn.

Tổng kinh phí đã chi cho việc dập dịch chổi rồng trên vườn nhãn lên đến 167 tỉ đồng. Tuy nhiên theo đánh giá của các ngành chức năng, việc dập dịch đã không mang lại hiệu quả vì giá nhãn không tăng. Ngược lại, người dân đã đốn bỏ hàng loạt diện tích nhãn bị bệnh vì canh tác không có hiệu quả.

Cũng như các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, bệnh chổi rồng tại Tiền Giang xuất hiện rải rác từ năm 2008, chủ yếu trên giống nhãn tiêu da bò và đã lây lan trên diện rộng, bùng phát thành dịch vào năm 2011.