Nuôi Chim Yến Trong Khu Dân Cư Lắm Điều Rắc Rối

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.
Ban đầu, chim yến được nuôi nhiều trong khu Địa ốc (phường 1, TP. Bạc Liêu). Thấy nuôi chim yến có hiệu quả kinh tế cao, nhiều người tổ chức nuôi và phong trào nuôi chim yến ngày càng lan rộng, kể cả những người ở khu dân cư đông đúc. Việc làm này đã gây bao phiền toái cho những người hàng xóm.
Đơn cử, người dân tại đường Ngô Quang Nhã (phường 1, TP. Bạc Liêu) rất bức xúc bởi tiếng ồn phát ra từ hai căn nhà nuôi chim yến. Đó là tiếng kêu inh ỏi của chim và từ những chiếc máy phát ra âm thanh để dẫn dụ chim yến. Bà Vũ Thị Đáy, 65 tuổi, nhà ở gần khu vực nuôi chim yến, cho biết: “Tôi đã lớn tuổi nên việc nghỉ ngơi đã khó khăn. Vậy mà ngày nào cũng phải chịu đựng tiếng ồn của máy và tiếng kêu của chim yến từ sáng sớm cho đến chiều tối”.
Bên cạnh tiếng ồn, chất thải từ chim yến cũng khiến người dân vô cùng bực bội. Anh Trần Vũ Nguyên (ngụ phường 3, TP. Bạc Liêu), cho rằng: “Hồ chứa nước mưa của gia đình tôi và các hộ lân cận hiện nay không thể sử dụng được bởi chất thải từ chim yến. Việc giặt giũ cũng gặp khó khăn. Tôi phải đợi cho chim yến bay về tổ mới đem quần áo ra phơi. Không biết gia đình tôi phải chịu đựng cảnh này đến bao giờ?”. Chưa hết, phân chim yến thường có mùi hôi rất nặng, lại tích tụ lâu ngày nên cũng là nỗi ám ảnh của các hộ dân sống bên cạnh khu vực nuôi chim yến.
Hiện nay, trên địa bàn TP. Bạc Liêu có khoảng 37 hộ nuôi chim yến với tổng số 11.085 con, tập trung chủ yếu ở phường 1 và phường 5; số còn lại nằm rải rác ở một số xã, phường trên địa bàn.
Theo Thông tư quy định tạm thời trong vấn đề quản lý và nuôi chim yến: “Nhà nuôi yến phải độc lập, cách xa nhà dân xung quanh ít nhất 30m, âm thanh phát ra không vượt quá 70dBA (đề-xi-ben A) trong khoảng thời gian từ 6 - 21 giờ, không được sử dụng âm thanh trong thời gian từ 21 - 6 giờ sáng ngày hôm sau”. Quy định là vậy, nhưng xem ra đó vẫn còn là lý thuyết, bởi lẽ hiện nay, nhiều nhà nuôi chim yến vẫn liên tiếp mọc lên trong khu dân cư đông đúc.
Để việc nuôi chim yến ngày càng phát huy hiệu quả, đảm bảo an toàn, tránh gây rắc rối, khó chịu cho người dân, các ban ngành có liên quan cần có những kế hoạch cụ thể trong việc phân chia vùng nuôi chim yến. Khuyến cáo người dân hạn chế nuôi chim yến trong khu dân cư để tránh tình trạng bất cập như hiện nay. Cần giới hạn thời gian phát tiếng kêu ở các điểm và những hộ nuôi chim yến. Kiểm soát chặt chẽ khâu phòng ngừa dịch bệnh để bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Hàm Thuận Nam có diện tích thanh long dẫn đầu Bình Thuận. Trong những năm gần đây, người dân địa phương này đã quen dần thực hành sản xuất nông nghiệp tốt với cây trồng chủ lực thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu các nước trong khu vực…

Cụ thể, TTXVN đưa tin, Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga Rosselkhoznadzor ngày 6/10 cho biết hơn 25 tấn cá basa filê đông lạnh của Việt Nam cập Cảng Lớn ở thành phố St. Petersburg đã bị áp dụng hạn chế tạm thời.

Trang trại tôm thẻ của gia đình chị Dịu đang tạo công ăn việc làm ổn định cho vài chục lao động với mức lương bình quân đạt 5-6,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có 3 chuyên gia phụ trách khâu kỹ thuật nuôi trồng.

Vụ thu đông 2014, cũng là mùa nước lũ, toàn huyện Lai Vung canh tác gần 400ha các loại hoa màu như: dưa hấu, dưa leo, nấm rơm, bắp, đậu bắp, ớt, bầu, bí, khoai lang, sen, ấu... tăng 120ha so với vụ thu đông 2013. Đến nay đã thu hoạch gần 300ha.

Đầu năm đến nay, không có dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc, gia cầm của tỉnh, giá thức ăn chăn nuôi tương đối ổn định, giá bán sản phẩm chăn nuôi khá cao nên tình hình chăn nuôi tương đối thuận lợi. Hiện trên địa bàn tỉnh, người chăn nuôi phần lớn áp dụng theo hướng công nghiệp thay thế dần cho hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ của hộ gia đình.