Nuôi Chim Yến Phải Phù Hợp Quy Hoạch

Ngày 12-8, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết toàn tỉnh Đồng Nai có 182 cơ sở nuôi chim yến. Từ ngày 6-9-2013, Thông tư 35 của Bộ Nông nghiệp - phát triển nông thôn về quản lý nuôi yến sẽ có hiệu lực. Theo đó, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế ở các huyện, thị xã, thành phố nơi có cơ sở nuôi chim yến. Trường hợp các tổ chức, cá nhân đã nuôi chim yến trước thời điểm thông tư này có hiệu lực phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô của cơ sở nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30 - 10 hàng năm.
Cũng theo ông Quang, các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở để nuôi chim yến kể từ thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch hoặc được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện. Thông tư quy định rõ từ 21 giờ đến 6 giờ, các cơ sở nuôi yến không được sử dụng âm thanh để dẫn dụ yến. Ngoài ra, các cơ sở nuôi yến phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh thú y và phòng chống dịch.
Có thể bạn quan tâm

Chiều 10/11, Sở Khoa học Công nghệ Bình Thuận phối hợp với Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức hội thảo Thúc đẩy ứng dụng công nghệ để nâng cao giá trị nông sản Bình Thuận.

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), nếu hiện nay 12 nước trong TPP sản xuất hàng năm khoảng 113,7 triệu tấn lúa mỳ và 403 triệu tấn các loại ngũ cốc khác, thì sản lượng gạo chỉ đạt 45,3 triệu tấn, chiếm 8% trong cơ cấu sản xuất lương thực của khối này.

Dù đã xuất hiện nhiều trang trại nuôi các con đặc sản trong những năm gần đây, song do nhu cầu ăn các con đặc sản sạch ngày một tăng lên, nên có thể nói, con đặc sản dù đắt nhưng đầu ra thì vẫn mênh mông...

Các cơ quan chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một doanh nghiệp tại Hải Dương đang trộn chất vàng ô - chất ngoài danh mục được phép sử dụng vào sản xuất thức ăn chăn nuôi.