Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.
Sau thời gian bỏ công nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, tìm hiểu nhiều mô hình trang trại ở nhiều nơi, anh Bảo quyết tâm thực hiện mô hình nuôi chim trĩ.
Năm 2013, anh vào miền Nam mua về 200 chim trĩ con để gầy dựng gia trại. Anh Bảo cho biết, loài chim này không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, một con chim trĩ 20 ngày tuổi mua ở trại giống có giá khoảng 100 ngàn - 120 ngàn đồng, sau 3 tháng nuôi bán ra thị trường với giá khoảng 400 ngàn đồng.
Ông Bùi Văn Giới - bố anh Bảo, người trực tiếp chăm sóc đàn chim - nhẩm tính: “Trừ hết chi phí, một con chim trĩ cho lợi nhuận gần 200 ngàn đồng”.
Theo ông Giới, việc nuôi chim trĩ không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho chim ăn 3 bữa và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Chim trĩ cũng không kén thức ăn, nó có thể ăn cám chăn nuôi gia cầm, rau muống, giá đậu, bắp…, và có sức đề kháng khá tốt, khi mới sinh chỉ cần tiêm ngừa 2 lần. “Nuôi loài chim này tôi thấy yên tâm hơn vì chúng luôn khỏe mạnh trong mọi thời tiết” - ông Giới chia sẻ.
Hiện tại gia trại anh Bảo có 600 m2 chuồng nuôi chim trĩ đỏ với số lượng đàn trên 1.100 con, trong đó có gần 300 con chim giống.
Vừa rồi, anh đã xuất bán 500 con chim trĩ thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Anh dự kiến mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lên 800m2, duy trì đàn chim thường xuyên từ 500 con trở lên. Anh luôn sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho những người có nhu cầu chăn nuôi loại chim này.
Có thể bạn quan tâm

Nhằm giúp nông dân khai thác mô hình nuôi ếch Thái, góp phần tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Tiền Giang đã hỗ trợ vốn không hoàn lại cho một số hộ nuôi trình diễn, anh Võ Thanh Quang, ngụ tổ 1, ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận (Châu Thành), là một trong những người nuôi ếch thành công.

Quảng Nam, Nghệ An, Nam Định đã đưa vào sử dụng máy bẫy đèn, hoạt động hoàn toàn tự động nhằm theo dõi dịch hại di cư trên lúa.

Đang dạy ngon lành ở Trường Tiểu học Giai Xuân 1, đùng cái, ông Nguyễn Thanh Xuân, ấp Thới An B, xã Giai Xuân, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ xin nghỉ về làm vườn khiến bạn bè, đồng nghiệp ngỡ ngàng. Rồi ND Xuân trở thành tỷ và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích SXKD giỏi.

Chuyện thật như đùa này xảy ra ở nhiều vùng nông thôn tỉnh Phú Yên. Nhiều người dân đang khóc dở, mếu dở khi trồng cà dĩa nhưng khi thu hoạch thì không biết là trái cà gì.

Vụ mùa năm nay, người dân ở thôn Mịn To, xã Trù Hựu (Lục Ngạn- Bắc Giang) đã có nguồn thu bạc tỷ từ củ đậu. Chúng tôi về thăm cánh đồng thôn Mịn To đúng dịp bà con đang tất bật thu hoạch cây củ đậu để tiếp tục làm đất sản xuất vụ đông