Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.
Sau thời gian bỏ công nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, tìm hiểu nhiều mô hình trang trại ở nhiều nơi, anh Bảo quyết tâm thực hiện mô hình nuôi chim trĩ.
Năm 2013, anh vào miền Nam mua về 200 chim trĩ con để gầy dựng gia trại. Anh Bảo cho biết, loài chim này không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, một con chim trĩ 20 ngày tuổi mua ở trại giống có giá khoảng 100 ngàn - 120 ngàn đồng, sau 3 tháng nuôi bán ra thị trường với giá khoảng 400 ngàn đồng.
Ông Bùi Văn Giới - bố anh Bảo, người trực tiếp chăm sóc đàn chim - nhẩm tính: “Trừ hết chi phí, một con chim trĩ cho lợi nhuận gần 200 ngàn đồng”.
Theo ông Giới, việc nuôi chim trĩ không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho chim ăn 3 bữa và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Chim trĩ cũng không kén thức ăn, nó có thể ăn cám chăn nuôi gia cầm, rau muống, giá đậu, bắp…, và có sức đề kháng khá tốt, khi mới sinh chỉ cần tiêm ngừa 2 lần. “Nuôi loài chim này tôi thấy yên tâm hơn vì chúng luôn khỏe mạnh trong mọi thời tiết” - ông Giới chia sẻ.
Hiện tại gia trại anh Bảo có 600 m2 chuồng nuôi chim trĩ đỏ với số lượng đàn trên 1.100 con, trong đó có gần 300 con chim giống.
Vừa rồi, anh đã xuất bán 500 con chim trĩ thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Anh dự kiến mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lên 800m2, duy trì đàn chim thường xuyên từ 500 con trở lên. Anh luôn sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho những người có nhu cầu chăn nuôi loại chim này.
Có thể bạn quan tâm

Nhìn chung, vụ quýt Tết 2014, nhà vườn trồng quýt ở Lai Vung thắng lợi lớn khi quýt bán với giá cao, nhưng đối với nhiều thương lái đây là năm làm ăn thất bại... Và phía sau đó là nhiều hệ lụy mà người trồng quýt đang đối mặt.

Tuy nhiên, ngay từ đầu năm do thời tiết bất lợi, nên trên nhiều diện tích tôm nuôi, dịch bệnh đã có dấu hiệu diễn biến phức tạp. Thêm vào đó, thiếu con giống chất lượng, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao vẫn đang làm “khó” cho các hộ nuôi.

Mô hình nuôi tảo spiruline không chỉ giúp nông dân tiếp cận với công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất mà còn hứa hẹn mở ra cơ hội mới để phát triển kinh tế cho địa phương.

Những rào cản mà các nước nhập khẩu thủy sản đưa ra trong thời gian gần đây, nhất là Luật Trang trại mà Mỹ chuẩn bị áp dụng, buộc các doanh nghiệp (DN) chăn nuôi, sản xuất cá tra trong nước có những thay đổi theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với những tiêu chuẩn mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khó của thị trường nhập khẩu.

Trong điều kiện thời tiết hiện nay, diện tích ao nuôi tôm bị thiệt hại không đáng kể, chưa tới 1%. Tuy nhiên, địa phương cũng khuyến cáo người nuôi tôm chân trắng tuân thủ việc thả tôm giống, quản lý chất lượng nguồn nước, chăm sóc, dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe tôm ngay từ lúc bắt đầu thả nuôi.