Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.
Sau thời gian bỏ công nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chăn nuôi, tìm hiểu nhiều mô hình trang trại ở nhiều nơi, anh Bảo quyết tâm thực hiện mô hình nuôi chim trĩ.
Năm 2013, anh vào miền Nam mua về 200 chim trĩ con để gầy dựng gia trại. Anh Bảo cho biết, loài chim này không chỉ dễ nuôi mà còn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, một con chim trĩ 20 ngày tuổi mua ở trại giống có giá khoảng 100 ngàn - 120 ngàn đồng, sau 3 tháng nuôi bán ra thị trường với giá khoảng 400 ngàn đồng.
Ông Bùi Văn Giới - bố anh Bảo, người trực tiếp chăm sóc đàn chim - nhẩm tính: “Trừ hết chi phí, một con chim trĩ cho lợi nhuận gần 200 ngàn đồng”.
Theo ông Giới, việc nuôi chim trĩ không tốn nhiều thời gian, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra 30 phút để cho chim ăn 3 bữa và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại. Chim trĩ cũng không kén thức ăn, nó có thể ăn cám chăn nuôi gia cầm, rau muống, giá đậu, bắp…, và có sức đề kháng khá tốt, khi mới sinh chỉ cần tiêm ngừa 2 lần. “Nuôi loài chim này tôi thấy yên tâm hơn vì chúng luôn khỏe mạnh trong mọi thời tiết” - ông Giới chia sẻ.
Hiện tại gia trại anh Bảo có 600 m2 chuồng nuôi chim trĩ đỏ với số lượng đàn trên 1.100 con, trong đó có gần 300 con chim giống.
Vừa rồi, anh đã xuất bán 500 con chim trĩ thương phẩm, trừ chi phí còn lãi 60 triệu đồng. Anh dự kiến mở rộng khu chuồng trại chăn nuôi lên 800m2, duy trì đàn chim thường xuyên từ 500 con trở lên. Anh luôn sẵn sàng hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật nuôi chim trĩ cho những người có nhu cầu chăn nuôi loại chim này.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, tại kỳ hợp thứ 4 HĐND tỉnh Sóc Trăng khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã ra Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 thông qua Đề án phát triển SX lúa đặc sản đến năm 2015 với mục tiêu của Đề án đến cuối năm 2015, diện tích lúa đặc sản vùng đề án đạt 52.000 ha trong kế hoạch 70.000 ha của toàn tỉnh.

Thông tin tại hội nghị, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn - nhà vận chuyển thủy nội địa hàng đầu tại ĐBSCL - cho biết từ năm 2010 đến nay, dù sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng container từ ĐBSCL đến TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu để xuất khẩu tăng bình quân 8%/năm nhưng chỉ đáp ứng một phần nhu cầu vận chuyển của toàn vùng, khoảng 17-18 triệu tấn/năm.

Số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan cho biết, nửa đầu tháng 7, cả nước nhập siêu khoảng 200 triệu USD. Nhìn bức tranh xuất nhập khẩu của các tháng đầu năm 2014, có thể thấy đây là thời điểm con số nhập siêu giảm sâu nhất (trong 6 tháng đầu năm, xuất siêu của Việt Nam đạt gần 1,51 tỷ USD).

Nông dân Võ Văn Cường, thôn Suối Méc, xã Ninh Thân (TX Ninh Hòa), một người trồng bí đỏ có thâm niên cho biết: Năm nay thời tiết tương đối thuận lợi nên cây bí sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất tương đối ổn định, dao động từ 12-15 tấn/ha, tăng từ 2-3 tấn/ha so với năm ngoái.

Hơn 500 đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lí và DN ngồi chật kín hội trường Trung tâm Hội nghị Quốc tế tham dự Hội thảo Khoa học công nghệ gắn với tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng NTM do Bộ NN-PTNT và Bộ KHCN đồng tổ chức ngày 6/12 tại Hà Nội cho thấy sức hút của khoa học công nghệ (KHCN) với phát triển nông nghiệp hiện rất lớn.