Nuôi Chim Trĩ Không Khó

Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi tổng hợp của anh Lê Văn Quang (thôn Cầu Trên, xã Quang Sơn, huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) đúng ngày anh khánh thành ngôi nhà mới xây.
Không như nhiều thanh niên cùng trang lứa trong xã là học xong thì vào các công ty, xí nghiệp trên thành phố làm công nhân những mong thoát khỏi cuộc sống quanh năm gắn bó với “con trâu, cái cày”, anh Quang ở lại quê hương làm nông. “Đọc báo, tìm hiểu thông tin trên mạng tôi thấy nhiều nông dân (ND) đổi đời nhờ làm kinh tế trang trại. Tôi suy nghĩ, tại sao họ làm được mình lại không làm, nhưng ngặt nỗi lại không có vốn”- anh Quang thổ lộ.
Đầu năm 2013, được cán bộ Hội ND hướng dẫn, anh Quang làm đơn và được Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lập Thạch cho vay 30 triệu đồng chương trình tín dụng ưu đãi vùng khó khăn. Có vốn, anh xây chuồng trại trên diện tích 3 sào, mua gà, chim trĩ giống về nuôi.
Theo anh Quang, chim trĩ thích nghi tốt với nhiều điều kiện địa hình và vùng khí hậu. Việc làm chuồng trại nuôi chim trĩ khá đơn giản nên có thể tận dụng các khu chuồng nuôi cũ miễn sao đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và kín để chim không bay đi mất. Với chim non từ 1 - 3 tháng tuổi nuôi, úm trong chuồng lưới mắt cáo, hoặc rải trấu, hạn chế tiếp đất, nuôi ở nơi kín gió, cách ly phòng ngừa bệnh dịch. Hạn chế cho người lạ hoặc vật nuôi khác tiếp cận...
Hiện, với 10 cặp chim trĩ, 3 tháng xuất chuồng một lần, giá bán trên thị trường 400.000-450.000 đồng/kg, anh Quang thu 20- 30 triệu đồng/năm.
Không chỉ nắm vững kỹ thuật nuôi chim trĩ, anh Quang còn thuộc lòng cách nuôi gà. Anh Quang cho hay: “Phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, kịp thời phát hiện dịch bệnh và có biện pháp phòng tránh”. Từ mấy trăm con gà ban đầu, hiện trang trại của anh có 1.500 con, mỗi năm bán 4-5 lứa, anh có hơn 100 triệu đồng.
Không chỉ làm giàu với gà, chim trĩ, anh Quang còn nuôi lợn. Trong chuồng nhà anh lúc nào cũng có 15-20 con, mỗi năm bán 2 lứa được 5 tấn lợn hơi, anh có khoản tiền gần 200 triệu đồng.
Bà con muốn tìm hiểu kinh nghiệm nuôi chim trĩ, gà, lợn liên hệ với anh Quang qua số điện thoại: 0979.548.456.
Có thể bạn quan tâm

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

Kể từ khi chính thức nhấn nút vận hành tháng 3/2012, không tránh khỏi khó khăn song với nỗ lực không ngừng của lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên toàn Cty, cùng sự quan tâm, hỗ trợ từ các đơn vị hữu quan, bạn hàng, Cty đã đạt được thành quả nêu trên.