Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Nhanh Giàu

Từ 40 cặp chim giống ban đầu, sau 2 năm chăm sóc đến nay đàn chim bồ câu của ông Huỳnh Thắng ở thôn Tây Yên, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã lên tới hơn 400 con. Ông được xem là người nuôi chim bồ câu Pháp thành công ở vùng quê nhiều khó khăn này.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu nuôi chim, ông Thắng tâm sự: Cũng như bao người nông dân khác sinh ra trên mảnh đất cằn cỗi bạc màu này, gia đình ông phải xoay đủ thứ nghề để kiếm sống. Ý tưởng nuôi chim bồ câu của tôi đã có từ lâu nhưng tôi không có vốn, chưa có kiến thức nhiều về nuôi chim bồ câu nên chưa dám mạo hiểm.
Ý tưởng của ông trở thành hiện thực sau một lần ông tình cờ đi thăm con ở huyện Núi Thành. Tại đây, thấy nhiều hộ nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả cao, ông quyết tâm học hỏi. "Học được ít kiến thức nuôi chim bồ câu Pháp, sau mấy đêm ròng suy nghĩ, tôi quyết định bán 2 con heo, cộng với số tiền tích góp bấy lâu nay được hơn 10 triệu đồng, tôi mua ngay 40 cặp chim giống, giá 250.000 đồng/cặp. Lúc đó ở Quảng Nam không có đủ con giống, tôi phải nhờ người quen mua chim giống từ Đăk Nông gửi ra. Và thành công ngoài mong đợi"- ông Thắng chia sẻ.
Đến nay, trang trại của ông đã có 150 cặp chim giống sinh sản và hơn 100 con bồ câu mới nở. Mỗi tháng, ông xuất bán 70 - 80 cặp chim các loại, với giá 280.000 đồng/cặp chim bố mẹ, 80.000 đồng/con chim ra ràng (chim non), trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 6 - 7 triệu đồng.
Theo ông Thắng, nuôi chim bồ câu Pháp dễ hơn nuôi các loại gia cầm khác, bởi bồ câu Pháp ít bị bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Muốn chim lớn nhanh, khỏe mạnh, không mắc bệnh thì mật độ nuôi phải đảm bảo 6-8 con/m2, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ định kỳ, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối...
Tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng ở tận Tam Kỳ, Núi Thành (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Đà Nẵng... tìm đến ông mua con giống, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc bồ câu Pháp. Ông Thắng cho biết, thời gian tới ông sẽ mở rộng trang trại, tăng số lượng chim lên tới 1.000 con nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.

Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.

Nghề nuôi hàu theo quan sát của chúng tôi khá đơn giản và hầu như không có rủi ro. Để chuẩn bị nơi sinh sống cho hàu con, người dân chỉ việc dùng vỏ con hàu cũ đục lỗ nhỏ giữa vỏ, dùng dây cước (dài khoảng 70cm) xâu thành từng xâu, tiếp đến là đóng cọc, làm giàn tre thật chắc chắn, cắm cách bờ sông từ 4-5 mét

Sau hơn 4 năm triển khai Nghị định 115/2008/NĐ-CP (NĐ 115) về miễn giảm thủy lợi phí, nhiều bất cập đã nảy sinh như công trình thủy lợi xuống cấp nhanh, "vênh" diện tích miễn giảm phí, mức thu thủy lợi phí chưa sát với giá thực tế...

Việc các chủ vườn ở Gia Lai sử dụng máy bơm động lực tưới trực tiếp vào từng gốc cây càphê đã tiết kiệm được lượng nước cần thiết.