Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Chim Bồ Câu Lai Hướng Làm Kinh Tếmới Của Nông Dân Phú Vĩnh

Nuôi Chim Bồ Câu Lai Hướng Làm Kinh Tếmới Của Nông Dân Phú Vĩnh
Ngày đăng: 25/06/2014

Trong những năm gần đây, nhờ tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, xã Phú Vĩnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế - xã hội, nhiều nông dân đã chú trọng đa dạng hoá các loài vật nuôi để từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Bên cạnh việc phát triển các mô hình chăn nuôi heo, bò thịt... người dân trong xã còn nuôi chim bồ câu lai, bước đầu mô hình này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều nông dân thoát nghèo.

Một trong những điển hình trong nuôi chim bồ câu lai thành công là anh Phan Văn Điềm, ở ấp Phú Hưng, xã Phú Vĩnh (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang). Anh Điềm cho biết: “Lúc đầu tôi chỉ nuôi 10 cặp bồ câu lai, sau một thời gian thấy nuôi bồ câu đơn giản, không tốn nhiều thời gian chăm sóc, lợi nhuận cũng khá cao.

Qua tìm hiểu thông tin trên báo, đài và đi tham quan các hộ nuôi bồ câu lân cận, năm 2012 tôi đầu tư xây dựng chuồng nuôi bồ câu lai trong lồng (nuôi nhốt hoàn toàn), đến nay trại bồ câu của gia đình tôi đã phát triển lên đến 62 cặp bồ câu bố mẹ”. Chim bồ câu giống nuôi 5 - 6 tháng thì sinh sản, mỗi cặp đẻ 2 trứng/lứa và ấp khoảng 15 ngày thì nở và nuôi bồ câu khi ra ràng 1 - 1,5 tháng.

Với số lượng 15 khung chuồng/90 ô chuồng; chi phí cho 01 khung chuồng nuôi bồ câu là 01 triệu đồng, con giống là 250.000 đồng/cặp.

Chuồng được thiết kế thành 02 tầng, cách nền chuồng 0,4 m, khoảng cách giữa 02 khung chuồng là 0,2 mét, sau đó được lót lưới cước và rải 01 lớp trấu giữa 02 khung chuồng để tiện cho việc thu gom phân và vệ sinh chuồng trại. Vật liệu làm chuồng bằng gỗ, với chiều dài 3 mét x chiều rộng 0,5 mét x cao 0,5 mét, làm thành 6 ô/ khung chuồng.

Mỗi ô có kích thước: chiều dài 0,5 mét x chiều rộng 0,5 mét x cao 0,5 mét. Mỗi ô chuồng cho 1 cặp bồ câu bố mẹ, 1 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên ô chuồng. Vị trí chuồng nuôi có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ; tránh gió lùa, ồn ào. Máng ăn và máng uống cho chim bồ câu được làm bằng chai nhựa nhằm tận dụng để tiết kiệm chi phí và đảm bảo vệ sinh.

Chim bồ câu giống được anh Điềm chọn lựa kỹ lưỡng, là những con có lông bụng dầy mượt, lanh lợi, không dị tật. Trong từng giai đoạn sinh trưởng của chim bồ câu, anh sử dụng các loại thức ăn như gạo lức, thức ăn hỗn hợp có hàm lượng protein thô 17%, và bổ sung thêm vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng, tăng trưởng và phát triển của chim bồ câu.

Trong đó gạo lức thành phần chính trong khẩu phần ăn của chim bồ câu. Gạo lức trộn với thức ăn hỗn hợp theo tỉ lệ 2/1 (thức ăn hỗn hợp 2 : gạo lức 1), liều lượng: 50 gam thức ăn hỗn hợp và 25 gam gạo lức/ngày/cặp bồ câu; mỗi ngày cho ăn 2 lần sáng và chiều.

Bên cạnh đó, chuồng nuôi được thu gom phân vệ sinh, sát trùng chuồng trại 7 ngày/lần, đảm bảo sạch sẽ nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường và dịch bệnh cho bồ câu.

Thời gian đầu mới gây dựng, anh Điềm chủ yếu bán bồ câu thịt nhưng bây giờ anh kết hợp vừa nhân giống để cung cấp cho những hộ nuôi khác ở địa phương, vừa nuôi chim bồ câu thịt cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, quán ăn...

Theo anh, nuôi chim bồ câu đầu tư ít, nhanh thu hồi vốn, chi phí thấp, lại dễ nuôi, ít bị dịch bệnh; quá trình sinh sản của chim bồ câu là liên tục và khá nhanh, hiệu quả kinh tế mang lại cho người nuôi là thấy rõ. Mô hình của anh được nhiều hộ dân trong vùng đến tham quan, học tập làm theo và đến nay đã nhân rộng tại địa phương thêm 4 hộ.

Nhờ nuôi chim bồ câu lai trong lồng đã đem lại cho gia đình anh một khoản thu nhập tương đối khá, do tận dụng công lao động nhàn rỗi. Hy vọng nghề nuôi chim bồ câu lai sẽ mở ra một hướng đi mới cho người dân thoát nghèo, vươn lên khá giả; đồng thời góp phần không nhỏ trong việc phát triển chăn nuôi, kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa đối tượng vật nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Thuê Chuyên Gia Châu Âu Làm Dâu Tây Thuê Chuyên Gia Châu Âu Làm Dâu Tây

Để có được trang trại dâu tây rộng 3ha ngay trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt – Lâm Đồng) theo tiêu chuẩn châu u, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê một số chuyên gia đến từ Pháp và Hà Lan tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.

30/06/2014
Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao Sơn La Hướng Mở Từ Mô Hình Xoài Ghép Chất Lượng Cao

Anh Nguyễn Bá Thành, chủ vườn khoe: Vườn rộng 6.000 m2, năm 2004, tôi trồng gần 400 gốc xoài ta nhưng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế thấp, đến năm 2011, tôi đã ghép với giống xoài Đài Loan. Đến nay, các cành ghép đều phát triển tốt, những cây ghép năm thứ 3 đã cho gần 1 tạ quả/cây.

30/06/2014
Làm Giàu Từ Trồng Tre Vàng Sọc Xanh Làm Giàu Từ Trồng Tre Vàng Sọc Xanh

Tuy nhiên, khác với các nơi khác chủ yếu trồng các loại tre như tre bát độ, tre điền trúc, tre gai… thì ở đây người dân lại trồng cây tre vàng sọc xanh, giống tre lâu nay được biết đến như một loại tre trồng làm hàng rào, làm cảnh. Đây là cây trồng được đánh giá có nhiều ưu điểm ở quy mô làm kinh tế gia đình.

28/11/2014
Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm Nông Dân Cái Nước Sẵn Sàng Cho Vụ Lúa Trên Đất Nuôi Tôm

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.

30/06/2014
Thuận Châu (Sơn La) Tổng Kết Mô Hình Cà Phê Vùng Cao Thuận Châu (Sơn La) Tổng Kết Mô Hình Cà Phê Vùng Cao

Hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các hộ. Đến nay, cây sinh trưởng và phát triển tốt, tỷ lệ cây có quả đạt 80,2%. Riêng ở xã É Tòng và Mường Bám, mỗi hộ đã thu từ 9 - 16 tấn quả tươi, trị giá từ 7,2 - 13 triệu đồng/hộ.

28/11/2014