Nuôi cá bóp trên đảo

Hòn Tre có diện tích 400 ha, gồm 3 ấp với trên 4.000 dân, đa số sống bằng nghề cá và dịch vụ hậu cần thủy hải sản. Mấy năm gần đây, do khai thác quá mức khiến cho nguồn cá cạn kiệt nên ngư dân phải đánh bắt xa bờ, một số chuyển sang nuôi cá lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao như cá bóp, cá mú...
Mấy năm trước huyện Kiên Hải gồm hòn Ngang, hòn Lại Sơn, hòn Tre có trên 200 hộ nuôi cá bóp và cá mú với 600 lồng bè, nay hòn Tre chỉ còn trên 30 hộ nuôi, mỗi hộ từ 2 - 5 bè, mỗi bè thả 200 con, trong đó người nuôi thành công nhất là chị Võ Thị Thắm.
Trước đây vợ chồng chị chuyên làm nghề đánh bắt, nay chuyển sang nuôi cá lồng bè, liên tiếp 2 năm liền đều đạt năng suất cao.
Đầu năm 2013 chị bắt đầu thả và đã thu hoạch được vài đợt, kết quả mang lại thật bất ngờ. Hiện trong bè còn 500 con cá bóp, trọng lượng từ 6 - 7 kg/con. Theo kinh nghiệm của chị, mỗi lồng nuôi cá bóp nên giữ độ sâu 5m, rộng 4 - 6m để cá có thể hoạt động dễ dàng.
Theo chị, so với các loại cá khác, cá bóp dễ nuôi, mau lớn, tỉ lệ hao hụt từ 3 - 5%, không đáng kể và ít rủi ro hơn. Chúng ăn cá sống, cá tạp nên không sợ thiếu mồi.
Chị Võ Thị Thắm phấn khởi vì đàn cá phát triển tốt và được giá
Hiện chồng chị có hai ghe chuyên đi đánh bắt cá mồi để cung cấp thức ăn cho đàn cá nên lợi nhuận cao hơn so với các bè cá khác.
Về con giống (Rachycenton canadum), chị hợp đồng mua từ hòn Nghệ với giá 100.000 đ/con. Những lúc hiếm có thể lên đến 130.000 đ/con. Chị cho biết sau 9 - 10 tháng cho ăn đầy đủ, mỗi ngày 2 cữ, cá có thể nặng trên 7 kg/con.
Tuy nhiên, muốn đạt năng suất và chất lượng cao, theo chị người nuôi phải biết chọn lựa con giống cho thật tốt, mồi ăn phải thay đổi tuỳ theo cá lớn, nhỏ. Cá dưới 3 tháng tuổi mồi phải được băm nhỏ, cá lớn để nguyên con.
Hiện bè cá của chị ở độ tuổi 8 tháng, mỗi ngày cho ăn 150 kg mồi. Hằng tháng cá phải được tắm thuốc và thay lưới hoặc làm vệ sinh lồng bè. Có thế cá mới lớn nhanh, lớn khoẻ và tránh được rủi ro, bất trắc.
Cá bóp hiện nay được coi là đặc sản có giá trị thương phẩm cao, giá thị trường hiện nay dao động từ 130.000 - 160.000 đ/kg nên được ngư dân đầu tư nuôi ngày càng nhiều.
Tại các vùng biển nước ta cũng đang phát triển mạnh để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Loại cá này ngon nhất là đầu nấu canh chua, thân kho tộ, kho lạt hoặc chiên, sốt cà.
Huyện đảo Kiên Hải đã đẩy mạnh phát triển cá bóp, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục SX theo đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cá bóp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên khi chứng kiến mô hình xen canh nho- trôm độc đáo của anh Phương Bảo Toàn 51 tuổi ở thôn Đắc Nhơn 1, xã Nhơn Sơn. Hàng chục cây trôm thẳng đứng tỏa cành tạo “mái che” xanh mát cho vườn nho đang mùa đơm bông kết trái. Mô hình nho- trôm đem lại hiệu quả kinh tế cao giúp gia đình anh bảo đảm cuộc sống no ấm, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.

Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.