Nuôi cá bóp trên đảo

Hòn Tre có diện tích 400 ha, gồm 3 ấp với trên 4.000 dân, đa số sống bằng nghề cá và dịch vụ hậu cần thủy hải sản. Mấy năm gần đây, do khai thác quá mức khiến cho nguồn cá cạn kiệt nên ngư dân phải đánh bắt xa bờ, một số chuyển sang nuôi cá lồng bè cho hiệu quả kinh tế cao như cá bóp, cá mú...
Mấy năm trước huyện Kiên Hải gồm hòn Ngang, hòn Lại Sơn, hòn Tre có trên 200 hộ nuôi cá bóp và cá mú với 600 lồng bè, nay hòn Tre chỉ còn trên 30 hộ nuôi, mỗi hộ từ 2 - 5 bè, mỗi bè thả 200 con, trong đó người nuôi thành công nhất là chị Võ Thị Thắm.
Trước đây vợ chồng chị chuyên làm nghề đánh bắt, nay chuyển sang nuôi cá lồng bè, liên tiếp 2 năm liền đều đạt năng suất cao.
Đầu năm 2013 chị bắt đầu thả và đã thu hoạch được vài đợt, kết quả mang lại thật bất ngờ. Hiện trong bè còn 500 con cá bóp, trọng lượng từ 6 - 7 kg/con. Theo kinh nghiệm của chị, mỗi lồng nuôi cá bóp nên giữ độ sâu 5m, rộng 4 - 6m để cá có thể hoạt động dễ dàng.
Theo chị, so với các loại cá khác, cá bóp dễ nuôi, mau lớn, tỉ lệ hao hụt từ 3 - 5%, không đáng kể và ít rủi ro hơn. Chúng ăn cá sống, cá tạp nên không sợ thiếu mồi.
Chị Võ Thị Thắm phấn khởi vì đàn cá phát triển tốt và được giá
Hiện chồng chị có hai ghe chuyên đi đánh bắt cá mồi để cung cấp thức ăn cho đàn cá nên lợi nhuận cao hơn so với các bè cá khác.
Về con giống (Rachycenton canadum), chị hợp đồng mua từ hòn Nghệ với giá 100.000 đ/con. Những lúc hiếm có thể lên đến 130.000 đ/con. Chị cho biết sau 9 - 10 tháng cho ăn đầy đủ, mỗi ngày 2 cữ, cá có thể nặng trên 7 kg/con.
Tuy nhiên, muốn đạt năng suất và chất lượng cao, theo chị người nuôi phải biết chọn lựa con giống cho thật tốt, mồi ăn phải thay đổi tuỳ theo cá lớn, nhỏ. Cá dưới 3 tháng tuổi mồi phải được băm nhỏ, cá lớn để nguyên con.
Hiện bè cá của chị ở độ tuổi 8 tháng, mỗi ngày cho ăn 150 kg mồi. Hằng tháng cá phải được tắm thuốc và thay lưới hoặc làm vệ sinh lồng bè. Có thế cá mới lớn nhanh, lớn khoẻ và tránh được rủi ro, bất trắc.
Cá bóp hiện nay được coi là đặc sản có giá trị thương phẩm cao, giá thị trường hiện nay dao động từ 130.000 - 160.000 đ/kg nên được ngư dân đầu tư nuôi ngày càng nhiều.
Tại các vùng biển nước ta cũng đang phát triển mạnh để xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Loại cá này ngon nhất là đầu nấu canh chua, thân kho tộ, kho lạt hoặc chiên, sốt cà.
Huyện đảo Kiên Hải đã đẩy mạnh phát triển cá bóp, tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục SX theo đúng quy trình kỹ thuật, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng cá bóp để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.

Thực hiện dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất giống cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo,” Chi cục Thủy sản Tuyên Quang vừa nghiên cứu và cho đẻ thành công cá lăng chấm giống bằng phương pháp này trên quy mô 63 cá lăng chấm bố mẹ.

Năm 2013, nhu cầu tiêu thụ tôm chân trắng trên thị trường thế giới sẽ chiếm khoảng 2/3 sản lượng tôm đông lạnh xuất khẩu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu và cả người nuôi tôm chân trắng.