Nuôi Cá Vược Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Giúp Giảm Chi Phí

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.
Tại một số tỉnh phía Bắc, cá vược cũng được nuôi nhiều ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Thanh Hoá. Tuy nhiên, nông dân miền Bắc vẫn chủ yếu nuôi cá theo phương thức truyền thống là dùng cá mồi, cho ăn cá tạp. Trên thực tế, người nuôi cá theo phương thức dùng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo anh Đặng Minh Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi thuộc Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng: Năm vừa qua, trung tâm thực hiện đề tài nuôi cá vược ở một số địa phương có phong trào nuôi thuỷ, hải sản như xã Lập Lễ (huyện Thuỷ Nguyên), quận Đồ Sơn... theo phương thức sử dụng thức ăn tươi sống. Việc sử dụng nguồn thức ăn tươi sống vừa dễ gây dịch bệnh, vừa khó kiểm soát nguồn thức ăn. Vào những ngày mưa, bão rất khó tìm mua được nguồn thức ăn tươi sống nên cá có thể bị đói. Cá vược vốn là loài cá dữ và ăn tạp, lại có tập tính ăn lẫn nhau, nếu quá trình nuôi không cung cấp đủ nhu cầu thức ăn cho chúng thì những con cá lớn, khoẻ sẽ ăn thịt những con cá bé, nhất là khi cá còn nhỏ.
Cán bộ kỹ thuật của Công ty Con Heo Vàng cho biết, nuôi cá vược?theo phương thức dùng cá mồi còn có những hạn chế sau: Trước tiên là hạn chế về số lượng cá nuôi trong ao. Nguồn nước hay bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh cho cá nuôi. Năm qua, giá cả của cá mồi lên cao cho nên chi phí thức ăn cho cá vược cũng tăng theo. Thêm vào đó là người nuôi không chủ động được thời điểm lúc nào cần đầu tư để đưa sản phẩm ra thị trường vì phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt ngoài biển...
Tại nhiều tỉnh phía Nam, nông dân nuôi cá vược dùng thức ăn công nghiệp, kết quả cho thấy đạt được nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, người nuôi có thể nuôi được cá với số lượng lớn. Vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi cũng giảm đáng kể. Chi phí cho 1kg sản phẩm cũng thấp. Nuôi theo phương thức này, người nuôi có thể chủ động tính toán được thời điểm xuất cá, điều kiện rất thuận lợi cho người nuôi. Nuôi cá vược bằng thức ăn công nghiệp giúp hiệu quả thu hoạch cao và giảm đáng kể vấn đề về môi trường nuôi. Đây là một hướng đi mới ở phía Bắc. Người chăn nuôi phía Bắc có thể tham khảo, sử dụng phương thức nuôi dùng cám cá để cải thiện hiệu quả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.

Chiều 16/1, đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo chuẩn bị tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên.

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.