Nuôi Cá Vược Bằng Thức Ăn Công Nghiệp Giúp Giảm Chi Phí

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.
Tại một số tỉnh phía Bắc, cá vược cũng được nuôi nhiều ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định và Thanh Hoá. Tuy nhiên, nông dân miền Bắc vẫn chủ yếu nuôi cá theo phương thức truyền thống là dùng cá mồi, cho ăn cá tạp. Trên thực tế, người nuôi cá theo phương thức dùng thức ăn công nghiệp có nhiều ưu điểm và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo anh Đặng Minh Dũng- Phó Giám đốc Trung tâm Nuôi thuộc Viện Nghiên cứu hải sản Hải Phòng: Năm vừa qua, trung tâm thực hiện đề tài nuôi cá vược ở một số địa phương có phong trào nuôi thuỷ, hải sản như xã Lập Lễ (huyện Thuỷ Nguyên), quận Đồ Sơn... theo phương thức sử dụng thức ăn tươi sống. Việc sử dụng nguồn thức ăn tươi sống vừa dễ gây dịch bệnh, vừa khó kiểm soát nguồn thức ăn. Vào những ngày mưa, bão rất khó tìm mua được nguồn thức ăn tươi sống nên cá có thể bị đói. Cá vược vốn là loài cá dữ và ăn tạp, lại có tập tính ăn lẫn nhau, nếu quá trình nuôi không cung cấp đủ nhu cầu thức ăn cho chúng thì những con cá lớn, khoẻ sẽ ăn thịt những con cá bé, nhất là khi cá còn nhỏ.
Cán bộ kỹ thuật của Công ty Con Heo Vàng cho biết, nuôi cá vược?theo phương thức dùng cá mồi còn có những hạn chế sau: Trước tiên là hạn chế về số lượng cá nuôi trong ao. Nguồn nước hay bị ô nhiễm dẫn đến nguy cơ về dịch bệnh cho cá nuôi. Năm qua, giá cả của cá mồi lên cao cho nên chi phí thức ăn cho cá vược cũng tăng theo. Thêm vào đó là người nuôi không chủ động được thời điểm lúc nào cần đầu tư để đưa sản phẩm ra thị trường vì phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi đánh bắt ngoài biển...
Tại nhiều tỉnh phía Nam, nông dân nuôi cá vược dùng thức ăn công nghiệp, kết quả cho thấy đạt được nhiều ưu điểm hơn. Cụ thể, người nuôi có thể nuôi được cá với số lượng lớn. Vấn đề ô nhiễm môi trường nuôi cũng giảm đáng kể. Chi phí cho 1kg sản phẩm cũng thấp. Nuôi theo phương thức này, người nuôi có thể chủ động tính toán được thời điểm xuất cá, điều kiện rất thuận lợi cho người nuôi. Nuôi cá vược bằng thức ăn công nghiệp giúp hiệu quả thu hoạch cao và giảm đáng kể vấn đề về môi trường nuôi. Đây là một hướng đi mới ở phía Bắc. Người chăn nuôi phía Bắc có thể tham khảo, sử dụng phương thức nuôi dùng cám cá để cải thiện hiệu quả nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Nông dân canh tác hoa màu ở đây đang khẩn trương đào đất đắp bờ bao ngăn nước tràn vào rẫy và đem máy dầu bơm nước ra chống úng cho cây trồng... nhưng xem ra vẫn không chống kịp. Bà con trồng màu đang rất lo lắng.

Lúa vụ 3 năm 2014, thị xã Hồng Ngự xuống giống tổng diện tích trên 2.000ha, đạt 100% kế hoạch tại các địa phương có khu ô bao vững chắc. Do xuống giống trễ nên tính đến thời điểm này, chỉ mới thu hoạch được khoảng 200ha, năng suất ước đạt 5,5 - 6 tấn/ha.

Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 60% chi phí mua cây giống và 30% chi phí mua vật tư nông nghiệp. Trong quá trình trồng, nông dân sẽ được cán bộ Trạm Khuyến nông thành phố tư vấn, hướng dẫn cách thức chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý và điều khiển cho ra hoa vào đúng dịp Tết.

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.