Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Trắm Đen Ở Yên Đức (Quảng Ninh)

Nuôi Cá Trắm Đen Ở Yên Đức (Quảng Ninh)
Ngày đăng: 14/08/2014

Thực hiện chương trình nông thôn mới, đến nay bộ mặt nông thôn của xã Yên Đức (Đông Triều - Quảng Ninh) có sự đổi thay nhanh chóng với các tuyến đường bê tông liên thôn, xóm, nhiều nhà cao tầng khang trang, hiện đại được xây dựng, đời sống người dân ngày càng được nâng lên.

Đó là kết quả chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng uỷ, chính quyền xã trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ứng dụng KHKT, đưa những con giống mới cho năng suất, giá trị kinh tế cao vào sản xuất…; trong đó có dự án ứng dụng KHCN vào nuôi cá trắm đen thương phẩm được triển khai ở Yên Đức.

Đưa chúng tôi đi thăm mô hình nuôi cá trắm đen ở thôn Chí Linh, anh Trần Văn Bình, cán bộ khuyến ngư của xã, cho biết: “Địa hình của Yên Đức chủ yếu là núi đá, xen lẫn ao, hồ; nhiều vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả.

Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, đến nay xã đã chuyển 1/3 diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thuỷ sản, nâng tổng diện tích nuôi thuỷ sản của xã lên 173ha. Đã có nhiều hộ coi đây là nghề chính của gia đình và nhiều hộ trở nên khá giả và giàu có từ nuôi thả cá, tôm”.

Chúng tôi đến thăm ao nuôi của gia đình ông Nguyễn Phúc Tăng, một trong những hộ tham gia mô hình nuôi cá trắm đen thương phẩm ở xã. Vừa cho cá ăn, ông Tăng vừa cho biết: Trước kia gia đình cũng đã nuôi cá trắm đen lẫn với các loại cá rô phi, chép... nhưng vì nuôi ghép, số lượng ít, nên hiệu quả kinh tế không cao.

Từ khi được tham gia vào dự án (tháng 9-2013), được Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc cá, được Nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí mua con giống đầu vào và cách cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, thì hiệu quả cao hơn hẳn. Lúc đầu gia đình cũng hơi ngạc nhiên, bởi cá trắm đen ngoài tự nhiên chủ yếu ăn các loại ốc, cỏ, nay lại cho cá ăn thức ăn công nghiệp.

Nhưng sau một thời gian nuôi, thấy cá phát triển tốt, không bị bệnh, cho hiệu quả kinh tế cao hơn các loại cá nước ngọt khác, nên gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích nuôi cá trắm đen lên 8.000m2. Theo như dự án thì sau khoảng 1 năm nuôi, cá trắm đen sẽ đạt trọng lượng khoảng 1,5kg trở lên/con. Nhưng hiện đã có những con nặng trên 2kg. Mô hình nuôi này sẽ đem lại nguồn thu lớn cho gia đình.

Dự án ứng dụng KHCN nuôi cá trắm đen thương phẩm trên diện tích 1,5ha của huyện Đông Triều bắt đầu được triển khai thực hiện từ tháng 9-2013 với mô hình thí điểm tại xã Yên Đức, có kinh phí hơn 470 triệu đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 210 triệu đồng (70% chi phí con giống; 30% chi phí thức ăn và vôi phòng trị bệnh), còn lại các hộ đối ứng.

Phòng NN&PTNT huyện đã cử cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá trắm đen cho bà con trong suốt quá trình nuôi, để đảm bảo cá phát triển tốt.

Xã phối hợp chặt chẽ với Phòng NN&PTNT huyện, Hội Nghề cá của xã tích cực vận động bà con trong xã tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi cá trắm đen; tuyên truyền kịp thời trên hệ thống loa truyền thanh của xã, thôn về cách phòng trị bệnh cho cá, vệ sinh ao, đầm, để các hộ tham gia chủ động, thực hiện đúng quy trình nuôi cá trắm đen.

Anh Trần Văn Bình, cán bộ khuyến ngư xã, cho biết thêm: Trước đây, cá trắm đen chỉ được nuôi thả với số lượng ít trong ao, đầm của một vài hộ dân. Việc nuôi dựa vào kinh nghiệm; hình thức nuôi quảng canh, thức ăn cho cá hầu như từ tự nhiên có sẵn trong ao, như ốc, cỏ..., nên cá hay bị dịch bệnh, năng suất thấp.

Từ khi tham gia dự án, bà con được phổ biến, chuyển giao KHKT, nên đã nắm vững được các yếu tố cơ bản của quy trình nuôi cá trắm đen. Đặc biệt, thay vì thức ăn cho con cá trắm đen phụ thuộc vào tự nhiên, nay chuyển đổi sang thức ăn công nghiệp, nhờ đó các hộ nuôi đã chủ động được nguồn thức ăn cho cá, hạn chế được dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng lúa.

Mô hình nuôi cá trắm đen được triển khai lần đầu tại xã Yên Đức theo hình thức nuôi công nghiệp, thích hợp với nguồn nước, đồng đất, khí hậu nơi đây. Đến thời điểm này, tại ao nuôi của gia đình ông Tăng và các hộ nuôi khác trong xã, cá phát triển tốt, trọng lượng trung bình đạt khoảng 1,5kg/con.

Đến cuối năm nay, mô hình sẽ cho thu hoạch vụ đầu tiên, dự kiến năng suất khoảng 10 tấn/ha, giá thành từ 100-120 nghìn đồng/kg. Đây là tín hiệu vui cho các hộ gia đình nuôi cá trắm đen theo phương pháp công nghiệp ở xã Yên Đức, mở ra hướng đi mới trong nuôi thuỷ sản của xã nói riêng, huyện Đông Triều nói chung.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Cây Lúa Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Cây Lúa

Cây lúa là loại cây trồng truyền thống, chiếm phần lớn diện tích gieo trồng trong tỉnh. So với thời điểm tái lập tỉnh đến nay, diện tích lúa đã tăng thêm trên 10.000 ha, năng suất tăng 1,5 lần, theo đó sản lượng cũng tăng hơn 2 lần so với trước đây.

30/07/2013
Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Nông Nghiệp

Trong điều kiện đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống dân sinh thì việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên đầu diện tích đã và đang là đòi hỏi mà ngay cả ngành quản lý đến người sản xuất cần thực hiện.

30/07/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Trên cở sở học tập kinh nghiệm từ mô hình đã cho hiệu quả tại tỉnh Bình Thuận, Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Ninh Hải đã triển khai thí điểm mô hình trồng thanh long ruột đỏ tại xã Xuân Hải. Tuy bước đầu được trồng thí điểm trên diện tích 3 sào với 5 hộ tham gia, thế nhưng do hiệu quả cao hơn so với cây trồng khác nên thanh long ruột đỏ đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều người dân địa phương.

30/07/2013
Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Sản Xuất Muối Trải Bạt Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2000 tổ hợp tác góp vốn làm ăn tập thể theo khả năng của từng hộ, vì vốn ít, sản xuất muối bình thường nên nguồn thu không cao. Năm 2010 Tổ hợp tác xã Hiệp Phát với 8 thành viên tham gia góp hơn 4 tỉ đồng để sản xuất 8 ha muối trải bạt.

31/07/2013
Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải Mô Hình Liên Minh Trồng Táo Ở Nhơn Hải

Một ngày giữa tháng 8, chúng tôi đến thăm Câu lạc bộ trồng táo xã Nhơn Hải (Ninh Hải). Với nụ cười rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, ông Nguyễn Phế, Chủ nhiệm CLB lại thông báo thêm một tin vui: “Được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, ngày 9-8 vừa qua, chúng tôi đã thành lập HTX trồng táo Mỹ Khánh, với sự tham gia của 20 xã viên vốn là các thành viên của CLB trồng táo trước đây, với tổng diện tích trồng táo là 13 ha”.

31/07/2013