Nuôi Cá Tra Ngày Càng Bất Ổn

Đây là nhận định của ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.Cần Thơ nêu ra tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp TP.Cần Thơ năm 2012, diễn ra ngày 3.1.
Theo ông Hải, hiện nay cả người nuôi, nhà chế biến, xuất khẩu cá tra đang gặp nhiều khó khăn khi giá cá tra thương phẩm liên tục giảm. Giá cá loại 1 (650 gr/con) hiện chỉ còn 21.000 đồng/kg; cá loại 2 (0,9 - 1 kg/con trở lên) giá 19.000 - 20.000 đồng/kg, trong khi giá thành nuôi từ 23.000 - 24.000 đồng/kg, làm người nuôi lỗ nặng.
Nguyên nhân “tụt dốc” của nghề nuôi cá tra là do liên kết trong các khâu quá lỏng lẻo, trong khi việc quản lý gần như không có. “Ai muốn nuôi, có tiền cứ việc nuôi dẫn đến diện tích nuôi cá tra biến động không ngừng. Nhiều doanh nghiệp bán phá giá, cạnh tranh thiếu lành mạnh nhưng cũng không ai nói được và cũng không có biện pháp nào chế tài”, ông Hải cho biết. Dự kiến, năm 2013, cá tra vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của TP.Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực, nhưng tình trạng khó khăn sẽ còn kéo dài.
Có thể bạn quan tâm

Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.

Nhờ được đào tạo nghề bài bản, nhiều hộ nông dân (ND) vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã có thu nhập cao từ mô hình vườn - ao - chuồng.

1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.

Nông nghiệp đang nổi lên là ngành rất "hot" trong năm qua và cả những năm sắp tới. Ngành nông nghiệp không bi quan với những nhà tiên phong sản xuất theo chuỗi.

Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.