Nuôi cá tra áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng
Thế nhưng hiện nay việc hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề đang được nhiều người quan tâm.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến người nuôi cần thiết phải áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.
Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin nêu kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” trong nuôi thâm canh cá tra như sau:
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra:
Giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20 - 25 con/m2 ao).
Giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết).
Giảm xả chất thải ao nuôi trực tiếp ra sông rạch bằng cách sử dụng thức ăn hợp lý, tránh để thức ăn dư thừa và có ao xử lý chất thải.
Khi thực hiện giảm triệt để 3 khâu trên, người nuôi sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm, đó là:
Tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
Tăng uy tín chất lượng sản phẩm do ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn.
Chính vì thế mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên thịt cá trắng đẹp, bán được giá cao hơn; đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc giảm được nhiều khoản chi phí như mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh và đặc biệt là thức ăn.
Trước việc chi phí sản xuất ngày càng cao nhưng giá cả đầu ra không ổn định như hiện nay, người nuôi cá tra nên áp dụng kỹ thuật “3 giảm 3 tăng” như nêu trên để góp phần tăng thu nhập và ổn định sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, thời gian qua, trong LLVT tỉnh đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu không chỉ trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu mà ngay trong lao động sản xuất, vươn lên làm giàu tại mảnh đất quê hương.

Sự “ăn rã”, thiếu liên kết từ khâu sản xuất, đến tiêu thụ, chế biến khiến nghề nuôi cá tra vẫn bấp bênh. Người nông dân vừa nuôi cá vừa lo âu, luôn đối mặt những rủi ro lớn!

Nông dân xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) nhiều năm qua không chỉ có thu nhập khá cao từ nghề trồng hoa, mà sản xuất rau xanh theo hình thức luân canh gối vụ cũng đem lại nguồn thu ổn định.

Đến xã Hạnh Phúc (Quảng Uyên) vào những ngày này, đi trên những con đường nội vùng bạt ngàn màu xanh của mía, trên những cánh đồng, nông dân khẩn trương thu hoạch mía vận chuyển đến Công ty cổ phần mía đường Cao Bằng.

Đó là ý kiến được nhiều đại biểu tiếp tục tái khẳng định và nhấn mạnh tại hội thảo “Liên kết trong chuỗi cá tra-vấn đề tín dụng và hợp đồng” do Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức tại TP Cần Thơ vào sáng 9-10-2013.