Nuôi cá thát lát bằng thức ăn viên

Để chủ động có nguồn cá thát lát quanh năm phục vụ làm chả cá xuất khẩu, các huyện như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai (TP Cần Thơ) đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát ao bằng thức ăn viên công nghiệp.
Ông Lê Văn Tạo ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, nuôi 1.000 m2 cá thát lát trong ao cho biết, nuôi bằng thức ăn viên giúp cá mau lớn và giảm dịch bệnh.
Chi phí đầu tư bình quân 145 triệu đồng/1.000 m2 nuôi từ 9 - 10 tháng có thể thu hoạch, năng suất đạt 4 tấn, giá bán 56.000 - 60.000 đ/kg thu được 224.000.000 đồng/vụ. Sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.
Còn nuôi cá thát lát trong vèo lưới cước bằng thức ăn viên chi phí đầu tư khoảng 45 triệu đồng/100 m2 vèo, năng suất trung bình 1,1 tấn/100 m2 vèo giá bán 56.000 đ/kg thu được 61,6 triệu đồng, lợi nhuận gần 17 triệu đồng/vèo/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Do suy giảm nguồn cung nên cá hồi tại thị trấn Sa Pa tăng giá khoảng 40-50 nghìn đồng/kg. Nguyên nhân là do hai cơ sở nuôi và cung ứng cá hồi, cá tầm lớn nhất ở Sa Pa bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét vừa qua.

Kinh nghiệm các nước trong khu vực, địa phương có cơ sở nuôi chim yến và các doanh nghiệp cho thấy cần thiết có quy hoạch để phát triển bền vững đồng thời đảm bảo an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh.

Đối với vết hại cục bộ ở phần thân gốc thì cần cạo sạch vết bệnh, dùng thuốc ALIETTE với nồng độ 0,5% quét vào vết bệnh. Đối với những cây có bệnh nhẹ thì cần phun ALIETTE với nồng độ 0,3% lên toàn bộ thân cây. Cần chú ý đào rãnh thoát nước tốt cho vườn cây, tránh tình trạng ngập úng cục bộ.

Nhằm nâng cao ý thức cho người nuôi tôm trong việc sử dụng tôm giống qua xét nghiệm, góp phần hạn chế dịch bệnh, đề án xét nghiệm bệnh tôm miễn phí cho hộ nghèo và cận nghèo được triển khai hơn 1 năm qua.

Trung tâm khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp với Công ty Bunge (Hoa Kỳ) thí điểm trồng cây đậu nành thay thế cây bắp tại xã Đá Bạc (H.Châu Đức). Đến thời điểm này, mô hình này đã mang lại hiệu quả bước đầu cho bà con nông dân trong xã.