Nuôi cá thát lát bằng thức ăn viên

Để chủ động có nguồn cá thát lát quanh năm phục vụ làm chả cá xuất khẩu, các huyện như Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thới Lai (TP Cần Thơ) đã áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát ao bằng thức ăn viên công nghiệp.
Ông Lê Văn Tạo ở xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ, nuôi 1.000 m2 cá thát lát trong ao cho biết, nuôi bằng thức ăn viên giúp cá mau lớn và giảm dịch bệnh.
Chi phí đầu tư bình quân 145 triệu đồng/1.000 m2 nuôi từ 9 - 10 tháng có thể thu hoạch, năng suất đạt 4 tấn, giá bán 56.000 - 60.000 đ/kg thu được 224.000.000 đồng/vụ. Sau khi trừ chi phí lãi gần 100 triệu đồng.
Còn nuôi cá thát lát trong vèo lưới cước bằng thức ăn viên chi phí đầu tư khoảng 45 triệu đồng/100 m2 vèo, năng suất trung bình 1,1 tấn/100 m2 vèo giá bán 56.000 đ/kg thu được 61,6 triệu đồng, lợi nhuận gần 17 triệu đồng/vèo/vụ.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nghêu, gồm: Thạnh Lợi, Bình Minh, Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú); Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri); Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại).

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tây Ninh, trong 4 tháng đầu năm 2014, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của địa phương này đã tăng 13,08% so với cùng kỳ năm 2013.

Anh Trần Văn Chánh ở ấp Bà Đen, xã An Cư, huyện Tịnh Biên thực hiện mô hình nuôi dông đầu tiên ở vùng Bảy Núi, thả nuôi 1.500 con giống với diện tích chuồng trại rộng 500 m2.

Khoảng ba năm trở lại đây, một số gia đình trên địa bàn xã Quang Bình (Kiến Xương - Thái Bình) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn mô hình nuôi chim trĩ đỏ để thoát nghèo và làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương.

Dự án Chương trình khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam được triển khai ở Phú Yên từ giữa năm 2013, đã góp phần cải thiện, thay đổi thói quen chăn nuôi của nông dân nhiều địa phương. Qua đó người dân quan tâm hơn đến việc xử lý chất thải chăn nuôi, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.