Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao

Nuôi Cá Tầm Giá Trị Kinh Tế Cao
Ngày đăng: 13/08/2013

Huyện Kbang (Gia Lai) có diện tích mặt nước tương đối lớn thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Để phát huy lợi thế trên, huyện đã được tỉnh phê duyệt dự án ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lòng hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn.

Phòng Kinh tế Hạ tầng huyện Kbang-đơn vị chủ dự án, cùng các hộ nông dân đã tiến hành thả 10.000 con cá tầm giống xuống 10 lồng chứa tại hồ chứa C thủy điện Vĩnh Sơn (xã Đak Rong, huyện Kbang). Mô hình này có quy mô 20 ô lồng, số lượng cá 10.000 con cá tầm giống Sterlet (A.Ruthenus) và chọn 10 hộ gia đình để thực hiện, tổng kinh phí 4 tỷ đồng (vốn sự nghiệp khoa học tỉnh 2 tỷ đồng, vốn của người dân đóng góp 2 tỷ đồng).

Cá tầm là loại cá sống ở vùng nước ngọt có nhiệt độ 17oC - 26oC. Hiện nhu cầu của thị trường về cá tầm ngày càng tăng, tuy nhiên nuôi cá tầm hiện nay chưa có quy trình kỹ thuật hoàn thiện; vốn đầu tư ban đầu khá lớn; yêu cầu quản lý, chăm sóc khắt khe hơn các loài cá khác, không chủ động nguồn thức ăn, chủ yếu phải nhập từ TP. Hồ Chí Minh với giá thành cao. Nuôi cá tầm cũng đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra, chăm sóc, theo dõi các yếu tố môi trường, nhiệt độ, kịp thời phát hiện và xử lý bệnh dịch, môi trường nước... Cá tầm thường cho thu hoạch sau 2 - 3 năm đối với cá thịt và 5 - 6 năm đối với sản xuất trứng.

Anh Nguyễn Anh Tuấn- tổ dân phố 4, thị trấn Kbang, là một trong 4 hộ tham gia mô hình cho hay: Gia đình trước đây cũng đã nuôi cá nhiều nhưng chỉ là các loại cá như diêu hồng, rô phi, trắm cỏ do đó chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao vì đầu ra không đảm bảo, khó cạnh tranh với thị trường. Khi biết có mô hình nuôi cá tầm, gia đình mạnh dạn tham gia. Hy vọng nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước từ kinh phí và đội ngũ kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Trước tiềm năng lớn về nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn, huyện Kbang đã phê duyệt dự án quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản kết hợp với đề án nuôi trồng, chế biến thủy sản trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2016 và đến năm 2020 với tổng kinh phí khoảng 44,8 tỷ đồng (giai đoạn 2012 - 2016 là 33 tỷ đồng, giai đoạn 2017 - 2020 là 11,8 tỷ đồng). Với các loại giống như cá trắm cỏ, chép, trôi ấn, mè trắng, mè hoa, rô phi, diếc, trê lai… và một số giống cá đặc sản như cá tầm, cá lang đuôi đỏ, ba ba, chình, tôm càng xanh, chạch bùn…

Ông Võ Tấn Hưng- Trưởng phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Kbang, Chủ nhiệm dự án nuôi cá tầm cho biết thêm: Chủ trương của huyện là phát triển ngành nghề mới, có giá trị kinh tế cao, giải quyết việc làm cho người dân. Qua nghiên cứu nguồn nước và điều kiện khí hậu tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn phù hợp với nuôi trồng thủy sản và với cá tầm, Phòng phối hợp với Công ty cổ phần Hàng hải và Dầu khí Việt Xô thực hiện mô hình nuôi cá tầm tại lòng hồ C thủy điện Vĩnh Sơn.

Phía Công ty cử cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp, định kỳ theo dõi mô hình nuôi cá, hướng dẫn các hộ dân quy trình chăm sóc cá, quản lý môi trường… Đặc biệt, Công ty còn tư vấn thị trường và thực hiện hợp đồng cung cấp giống cá tầm, bao tiêu sản phẩm theo chu kỳ thu hoạch. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, trước mắt sẽ thực hiện nuôi cá tầm thương phẩm bằng phương pháp nuôi lồng và hướng đến mục tiêu nuôi cá tầm lấy trứng.

Hy vọng với việc đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và sự đồng thuận của người dân khi tham gia mô hình nuôi cá tầm, cùng với sự phối hợp của Công ty cổ phần Hàng hải và Dầu khí Việt Xô từ việc cung cấp giống cá và bao tiêu sản phẩm sẽ giúp người dân phát triển kinh tế và nhân rộng mô hình nuôi cá tầm trong tương lai.

Huyện Kbang có tiềm năng nuôi trồng thủy sản khá lớn. Hiện toàn huyện có 3 hồ thủy điện lớn, 25 đập thủy lợi nhỏ với tổng diện tích mặt nước thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy sản 3.077 ha (chiếm 23,8% diện tích mặt nước tiềm năng phát triển thủy sản của tỉnh). Trong đó, một số hồ lớn như hồ Ka Nak (1.800 ha), hồ B thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Sơn Lang (1.000 ha), hồ C thủy điện Vĩnh Sơn thuộc xã Đak Rong (320 ha), hồ Plei Tơ Kơn (32 ha)…


Có thể bạn quan tâm

Nho chuỗi ngọc trong suốt giá 2 triệu đồng/kg là cây dại Nho chuỗi ngọc trong suốt giá 2 triệu đồng/kg là cây dại

Loại quả có cái tên tiếng Việt mỹ miều nho chuỗi ngọc trong suốt đang được rao giá 2 triệu đồng/kg thực chất là loại cây dại mọc trước sân nhà mỗi gia đình tại một số quốc gia.

23/09/2015
Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm Tạo cơ nghiệp từ cây mãng cầu Xiêm

Anh Lê Văn Gạo (ngụ ấp Tân Thạnh, xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông) được nhiều nhà vườn ở trong và ngoài tỉnh biết đến với thành công từ việc mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây mãng cầu Xiêm đạt hiệu quả kinh tế cao.

23/09/2015
Chưa hết rầu vì giá, nông dân lại não lòng nhìn lúa ngập trong nước Chưa hết rầu vì giá, nông dân lại não lòng nhìn lúa ngập trong nước

Thời tiết cực đoan không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa, mà còn tác động đến thị trường. Do mưa kéo dài ngày, lúa ngập trong nước, thương lái không thu mua, làm giá lúa tiếp tục giảm sâu.

23/09/2015
Cán bộ hội viên gắn kết nhờ 3 lá cọ Cán bộ hội viên gắn kết nhờ 3 lá cọ

“Với mục tiêu quan tâm sâu sát đến từng lũy tre xanh, chúng tôi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp hội với các đại lý thực hiện chương trình hỗ trợ phân bón trả chậm cho bà con nông dân trong toàn tỉnh” - bà Khổng Thị Thảo - Chủ tịch Hội Nông dân Hà Nam chia sẻ.

23/09/2015
Làm sao để giống gà Đông Tảo không bị ăn cắp ra nước ngoài Làm sao để giống gà Đông Tảo không bị ăn cắp ra nước ngoài

Trước những thông tin thương lái Trung Quốc đang thu mua giống gà Đông Tảo, thậm chí có người nước khác cũng đang tìm mua giống gia cầm đặc sản của Việt Nam, các chuyên gia cho rằng cần có biện pháp quản lý tốt nguồn gen quý bản địa.

23/09/2015