Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi cá sấu làm xấu suối Tiên

Nuôi cá sấu làm xấu suối Tiên
Ngày đăng: 09/10/2015

Thế nhưng, hơn một năm trở lại đây, thắng cảnh này ngày càng ô nhiễm trầm trọng do chất thải chưa qua xử lý từ một trại nuôi cá sấu quy mô lớn thấm ra.

Nhiều người dân khi tiếp xúc với nguồn nước đã bị ngứa và ghẻ lở nổi khắp người. Còn du khách trong và ngoài nước, do không được cảnh báo nên vẫn thản nhiên tắm, lội.

Người bị ghẻ lở, thắng cảnh chết dần

Dòng suối Tiên không chỉ là thắng cảnh du lịch nổi tiếng, mang dấu ấn đặc trưng của thành phố biển Phan Thiết, đây còn là nguồn nước tưới tiêu phục vụ cho các hộ làm nông tại xã Thiện Nghiệp và phường Hàm Tiến.

Thế nhưng, từ năm 2007, khi Công ty TNHH Mỹ Đoàn (nay là Công ty TNHH SXTM Thiện Mỹ, thuộc xã Thiện Nghiệp) bắt đầu nuôi cá sấu giống và thương phẩm, vô tư xả chất thải nuôi cá chưa qua xử lý ra môi trường, đã khiến chất lượng nguồn nước của suối Tiên và sức khỏe người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ông L.T.H. (thôn Thiện Trung, xã Thiện Nghiệp) bức xúc: “Khi trại nuôi cá sấu mới đi vào hoạt động, do số lượng cá còn ít nên dòng suối chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Từ khoảng hơn một năm trở lại đây, khi cơ sở này được mở rộng, dòng suối Tiên trở nên đục ngầu, nước có mùi hôi nồng nặc, nhất là vào sáng sớm và giữa chiều”.

Nghiêm trọng hơn, thời gian qua, hàng chục hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch, canh tác lúa và hoa màu sống gần dòng suối này đều có biểu hiện bị ghẻ lở, mụn nhọt nổi khắp người.

Đưa đôi chân có nhiều vết lở loét, anh P.Đ.N. (thôn Thiện Trung) nhăn nhó: “Cách đây gần một tháng, tôi bơm nước từ suối lên để tưới cây trồng thì ngửi thấy mùi rất khó chịu.

Về nhà được vài ngày thì chân, tay bỗng nhiên nổi mụn, ngứa ngáy khó chịu, phát sốt về đêm.

Đi khám da liễu, bác sĩ nói tôi bị viêm da do nguồn nước, uống thuốc cả tháng vẫn chưa khỏi”. Gia đình anh N. có 4 người và tất cả đều có triệu chứng giống như anh.

 

Do không được cảnh báo, du khách nước ngoài vô tư lội dưới dòng suối đang bị ô nhiễm

Hiện tại, một số hộ dân kinh doanh dịch vụ du lịch gần cầu Suối Tiên (phường Hàm Tiến) đã phải tạm dừng tour dẫn khách đi tham quan, khám phá dòng suối này, vì chân tay họ cũng đang bị ngứa và lở loét.

“Nhiều khách quốc tế yêu cầu dẫn đi tham quan suối Tiên nhưng tôi phải từ chối và cũng cảnh báo họ không nên đi vì sợ làm mất uy tín của ngành du lịch địa phương”, chị N.T.A.Đ. cho biết.

Nhưng thực tế, nhiều du khách do không thấy biển cảnh báo, cũng như không nhận được thông tin từ ngành chức năng nên vẫn cứ vô tư tắm, lội dưới suối.

Né tránh, cố tình không khắc phục

Khi chúng tôi liên lạc với bà Nguyễn Thị Mỹ để tìm hiểu thông tin người dân phản ánh, thì chủ công ty nuôi cá sấu này cố tình né tránh, không tiếp xúc. Trao đổi về vấn đề này, ông Phan Văn Phước, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Thiện Nghiệp, cho biết:

“Thời gian qua, tại các buổi tiếp xúc cử tri, người dân đã liên tiếp phản ánh tình trạng công ty cá sấu của bà Mỹ xả chất thải ra môi trường gây ảnh hưởng sức khỏe và sản xuất của nhân dân. Dù chúng tôi đã báo cáo lãnh đạo cấp trên nhưng tình trạng này vẫn chưa được khắc phục”.

Theo một vị lãnh đạo của TP Phan Thiết, cuối tháng 9 vừa qua, UBND thành phố cùng ngành chức năng đã kiểm tra lần thứ 3 tại công ty và khảo sát chất lượng nguồn nước suối Tiên.

Dù đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 15,5 triệu đồng vì đã vi phạm cam kết bảo vệ môi trường vào năm 2013 và được yêu cầu phải xây dựng công trình xử lý môi trường đạt chuẩn, nhưng đến thời điểm hiện tại, công ty này vẫn chưa thực hiện đúng như cam kết.

Còn đại diện Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận thông tin, qua kiểm tra, đến tháng 8-2015, Công ty TNHH SXTM Thiện Mỹ có diện tích nuôi cá sấu hơn 17.000m2, với 3.540 con cá sấu lớn nhỏ được nhốt trong 50 chuồng nuôi.

Hiện công ty này vẫn chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, cũng không thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng/lần gửi về Phòng TN-MT TP Phan Thiết như quy định.

Nước thải trong quá trình nuôi cá sấu được công ty cho chảy trực tiếp ra 3 ao sau trang trại nhưng không qua xử lý, dẫn đến nước thải bị thấm ra suối Tiên và gây ảnh hưởng đến môi trường sống của các hộ dân xung quanh.


Có thể bạn quan tâm

Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô Cá Tra Đã Đến Lúc Giảm Xuất Thô

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

18/10/2014
Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất Kiến Nghị Không Quy Định Doanh Nghiệp Nuôi Tôm Phải Có Vùng Nguyên Liệu Tối Thiểu 10% Công Suất

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

18/10/2014
Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định Nuôi Chim Trĩ Một Mô Hình Mới Ở Bình Định

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

18/10/2014
Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu Đổi Mới Phương Thức Nuôi Lợn Làm Giàu

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

18/10/2014
Sóc Trăng Nuôi Kiến Vàng Trong Vườn Cây Ăn Trái Sóc Trăng Nuôi Kiến Vàng Trong Vườn Cây Ăn Trái

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.

18/10/2014