Nuôi Cá Sấu Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi động vật hoang dã trên địa bàn Tây Ninh phát triển khá mạnh, trong đó cá sấu đang được nhiều bà con chọn nuôi vì đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Không chỉ nuôi cá sấu, nhiều nông dân còn chế tạo các sản phẩm thời trang từ da cá sấu để tăng thu nhập, điển hình như gia đình anh Bùi Văn Chánh ở ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền, huyện Châu Thành.
5 năm trước, sau khi lập gia đình, anh Bùi Văn Chánh chọn mảnh đất Tây Ninh làm nơi lập nghiệp. Sau đó gia đình anh đến ấp Thanh Phước, xã Thanh Điền mua 1 mảnh đất nhỏ rồi đầu tư xây chuồng trại để nuôi cá sấu.
Anh Chánh cho biết, năm đầu tiên phát triển nghề nuôi cá sấu tại Tây Ninh, gia đình anh chỉ nuôi hơn 70 con cá sấu. Nhờ có kinh nghiệm lâu năm trong nuôi cá sấu cộng thêm việc áp dụng quy trình nuôi rất khoa học nên đàn cá sấu phát triển rất tốt.
Sau 2 năm, gia đình anh đã thu hoạch và lãi lên đến gần 100 triệu đồng. Từ thành công ban đầu, anh Chánh quyết định đầu tư mở rộng chuồng trại. Hiện nay, cơ sở nuôi cá sấu của gia đình anh Chánh có trên dưới 500 con cá sấu nuôi lấy da và bán thương phẩm.
Theo anh Chánh, so với việc nuôi các con vật truyền thống lâu nay, thì cá sấu có nhiều ưu thế hơn, bởi cá sấu ít bệnh, ăn các loại thức ăn tạp, có giá thành rẻ, như cá mè, cá rô phi, cá trôi, lòng lợn, lòng bò, gà công nghiệp quá hạn sử dụng...
Không những dễ nuôi, anh Chánh còn không tốn nhiều nhân lực vì một công nhân có thể quản lý trại cá sấu từ 100 đến 500 con. Trung bình mỗi ngày người nuôi chỉ cần bỏ ra 1-2 tiếng đồng hồ để chăm sóc cho cá sấu.
Đặc biệt, với nhu cầu thị trường hiện nay, người nuôi không phải lo lắng về khâu tiêu thụ. Mỗi con cá sấu giống hiện có giá bán khoảng 1 triệu đồng, mất hai năm từ khi bắt đầu nuôi là có thể xuất chuồng.
Trung bình một con cá sấu có trọng lượng 10kg, tiền da bán được 1,8 triệu đồng. Nhưng với con 20kg, tiền da lên tới 3-4 triệu đồng. Với giá bán cá sấu ở mức 180.000 đồng/1 kg, người nuôi lời khoảng 1 triệu đồng/1 con cá sấu.
Anh Chánh còn nghĩ cách làm các sản phẩm từ da cá sấu để tăng thêm thu nhập và ổn định đầu ra cho sản phẩm của mình.
Hiện tại, anh Chánh đã có một xưởng nhỏ làm đủ các mặt hàng giày da, túi xách, ví, dây lưng, móc khóa… bằng da cá sấu. Các mặt hàng này được các cửa hàng thời trang tại TP.HCM đặt hàng và bao tiêu đầu ra.
Có thể bạn quan tâm

Sản lượng lớn, chất lượng tốt song khâu bảo quản và tiêu thụ quả tươi vẫn đang là một thách thức đối với người trồng vải. Việc tìm kiếm, ứng dụng công nghệ bảo quản sẽ mở ra cơ hội cho vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) thâm nhập các thị trường "khó tính”, tăng giá trị và hiệu quả kinh tế.

Vừa qua, tại xã Cao Xá (huyện Lâm Thao), Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức tham quan đầu bờ mô hình trình diễn sử dụng phân bón NPK-S khép kín (chuyên dùng) và ứng dụng bản đồ nông hóa trong bón phân cho cây lúa xuân trên đất phù sa.

Trong khi vải thiều tươi của Việt Nam năm nay xuất khẩu qua biên giới nhỏ giọt, thì loại quả này từ Trung Quốc đang xuất ngược sang ta, gây ra nhiều lo ngại.

Đặc biệt, Hải Dương đã triển khai nhiều mô hình sản xuất vải quả và ổi theo mô hình VietGAP, với hàng ngàn hộ dân tham gia và trở thành địa phương đầu tiên trong vùng vải miền Bắc được chứng nhận VietGAP.

Trong khi đó, thời tiết trong nước diễn biến bất thường với mùa nắng nóng kéo dài đã làm giảm thời gian xuống giống của cây bắp trong nước và ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Do đó, dự đoán năng suất cây bắp vụ xuân 2014 có thể bị sụt giảm so với những năm trước.