Nuôi Cá Sặc Rằn Lãi Cao

Môi trường thích nghi rộng
Cá sặc rằn thích hợp ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa hàng năm nhiều. Ở nước ta, cá sống thích hợp nhất ở vùng ĐBSCL như Bến Tre, Cần Thơ, An Giang, Cà Mau… Cá có thể sống được ở điều kiện oxy thấp, môi trường nước bẩn, cũng như môi trường có pH thấp (4 - 4,5). Môi trường thích hợp cho cá phát triển là pH từ 6,5 - 8, nhiệt độ từ 24 - 300C. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ.
Cá cái có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuốn vây đuôi. Trong tự nhiên, cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi, nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi, cá sặc rằn thường đẻ vào mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10. Sức sinh sản của cá cái từ 200.000-300.000 trứng/kg. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi trong ao, có cho ăn, cá đẻ quanh năm nhưng tập trung vẫn là những tháng mùa mưa.
Sặc rằn là loại cá dễ nuôi, thích nghi rộng, có thể tự tìm thức ăn trong điều kiện nuôi quảng canh và đặc biệt là có nhiều lợi thế khi so sánh với các giống thủy sản khác vì cho hiệu quả kinh tế cao và là đặc sản của nhiều vùng. Hiện nay, ở nhiều địa phương của Bến Tre, An Giang, Cà Mau đã có nhiều hộ đầu tư nuôi cá sặc rằn đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiệu quả
Cá sặc rằn có thể nuôi quảng canh hay thâm canh. Nhiều hộ nuôi quảng canh để tận dụng mương trong vườn để nuôi hoặc ruộng cấy lúa…, có thể nuôi đơn hay nuôi ghép theo phương pháp quảng canh hay nuôi theo mô hình VAC kết hợp với một số loại cá khác.
Thức ăn chủ yếu là bèo, rong tảo trong ao, rải thêm cám và chỉ bổ sung ít thức ăn, mật số nuôi 1 - 2 con/m2. Năng suất nuôi có thể đạt từ 100 - 300 kg/ha/năm cũng mang lại hiệu quả khá tốt cho nông hộ. Sau 18 - 24 tháng, cá đạt trọng lượng 100 - 150 g/con thì có thể thu hoạch được, năng suất khoảng 2,5 tấn/1.000m2/vụ, trọng lượng trung bình 100 - 150 g/con. Giá bán bình quân cá tươi 60.000 – 80.000 đồng/kg hoặc cá khô tùy theo từng loại từ 120.000 - 300.000 đồng/kg. Với diện tích mặt nước 1.000m2 có thể thu 150.000.000 đồng, trừ chi phí đầu tư, lợi nhuận đạt khoảng 100.000.000 đồng.
Nổi tiếng là người nuôi cá sặc rằn thu tiền tỉ, ông Lê Minh Đức ở khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, Cà Mau được nhiều người biết đến. Hàng năm, ông thả nuôi hơn 200.000 con cá sặc rằn giống trên diện tích 10.000m2. Nguồn cá giống ông tự cho sinh sản nhân tạo đạt chất lượng tốt. Sau hơn 18 tháng chăm sóc, sản lượng khai thác khoảng 25 tấn cung cấp cho thị trường, ông Đức thu về trên 1,8 tỷ đồng. Mô hình nuôi cá của ông được nhiều bà con trong và ngoài tỉnh học hỏi, nhân rộng.
Cá sặc rằn là đối tượng thủy sản dễ nuôi, ít bệnh, nguồn cá giống dễ tìm, có khả năng tự sinh sản nhân tạo để chủ động nguồn giống, nhu cầu thị trường lớn, tiêu thụ ổn định... Tùy từng điều kiện, người nuôi có thể nuôi quảng canh hay thâm canh, góp phần chuyển đổi cơ cấu vật nuôi ở địa phương.
>> Cá sặc rằn phân bố tại Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước Malaysia, Indonesia, Bangladesh. Cá sặc rằn phân bố rộng rãi trong nhiều thủy vực như kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ
Có thể bạn quan tâm

Cây keo lai rất dễ trồng, nhưng hiệu quả mang lại rất cao. Một chu kỳ trồng keo lai chỉ mất 5 năm, nhưng trữ lượng đạt khoảng 300m3/ha. Gỗ của keo lai thẳng, màu vàng có vân, có giác lõi phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt.

Với số vốn lận lưng ban đầu chỉ một con bò sữa, sau hơn 10 năm chăn bò, anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1981, ở xã An Vĩnh Ngãi, Long An) đã trở thành tỷ phú và thành lập “ngân hàng bò” hỗ trợ thanh niên địa phương lập nghiệp.

Các tỉnh Tây Nguyên đã phối hợp với Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ xác định một số giống sắn mới, có năng suất cao, cùng khả năng chống chịu tốt với điều kiện hạn hán, để trồng đại trà ở Tây Nguyên.

Vừa qua, nhiều hộ dân ở xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long, Đắk Nông) đã bị khoảng 10 đối tượng từ vùng khác tới hành hung, phá hoại hoa màu trồng trên nương rẫy gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân địa phương.

Vi khuẩn gây bệnh bạc lá và bệnh đốm sọc phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 - 31 độ C và ẩm độ 80 - 90%, bệnh thường gây hại nặng vào giai đoạn lúa đòng - trỗ.