Kẻ xấu nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ giết chết hoa màu

Các đối tượng này đã ngang nhiên nhổ cà phê mới trồng, phun thuốc diệt cỏ để giết chết hoa màu… để tận diệt cây trồng và cả hành hung chủ vườn nếu có ngăn cản hay phản ứng. Gia đình Đinh Văn Ích (ngụ thôn 3B) bị phá hoại nhiều héc ta cây trồng, “vào ngày 29/6, gần chục người ngang nhiên kéo tới rẫy nhà tôi nhổ gần 1ha cà phê, còn rẫy của anh trai tôi là Đinh Văn Lợi ở gần đó cũng bị bọn chúng dùng cả thuốc diệt cỏ làm hư hại 1,5 sào bắp và nhổ thêm 800 cây cà phê”, anh Ích bức xúc.
Cũng theo anh Ích, vườn cà phê của hộ anh Nguyễn Văn Thắng liền kề rẫy nhà anh cũng bị nhổ đi mất khoảng 700 cây cà phê. Được biết, miếng đất rẫy rộng khoảng 3,2ha này được anh Ích mua lại của bà Mai Thị Lựu (ngụ xã Quảng Sơn) từ cuối năm 2014 và gia đình anh cũng không có tranh chấp hay mâu thuẫn với ai cả.
Sau khi thấy nhóm người lạ phá phách cây trồng bà Lựu đã ra can ngăn thì lập tức bị các đối tượng hành hung bị thương nhẹ, còn với người dân địa phương không ai dám làm gì vì các đối tượng rất manh động.
“Hiện tại, không những cây trồng bị phá mà đất đai họ cũng chiếm đã gây thiệt hại rất lớn cho gia đình tôi và các hộ khác, gia đình tôi cũng đã báo cáo vụ việc lên với chính quyền xã, nhưng chưa thấy xử lý gì”, anh Ích cho biết thêm.
Nhiều héc-ta cà phê của người dân bị phá hoại
Được biết, không chỉ phá cây cối, hoa màu, chiếm đất của 4 hộ dân thôn 3B, nhóm người trên còn vào phá rẫy của gia đình ông Y’krin ở bon Ting. Theo người dân địa phương, nguyên nhân nhóm đối tượng phá hoại cây trồng là để tranh chấp đất đai của người dân.
Trao đổi về vấn đề trên, ông Ngô Anh Sáng - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Sơn xác nhận: Việc một số đối tượng thuê côn đồ vào tranh chấp, phá hoại tài sản của bà con có xảy ra trên địa bàn. “Vừa qua Công an xã điều tra sự việc, qua kiểm tra hành chính, Công an xã đã xử phạt hai đối tượng trong nhóm người trên cư trú bất hợp pháp ở địa phương… Đồng thời, lực lượng công an đang tích cực vào cuộc xử lý dứt điểm tình trạng trên tạo sự yên tâm cho bà con canh tác”, ông Sáng cho hay.
Có thể bạn quan tâm

Dịch cúm gia cầm đang diễn biến phức tạp và nguy hiểm trong cả nước. Tại tỉnh Đồng Tháp, mặc dù chưa xuất hiện dịch cúm gia cầm nhưng hiện nay đang vào mùa thu hoạch rộ lúa đông xuân, tình trạng vịt chạy đồng thả tràn lan đang là một trong những nguy cơ dịch bệnh có thể lây lan trên diện rộng.

Trong thời điểm dịch cúm gia cầm đang có nguy cơ lan rộng, một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lại chuẩn bị tái đàn vì cho rằng, “hậu dịch” giá sẽ tăng. Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp đã đưa ra cảnh báo: không nên tái đàn vào thời điểm hiện nay vì sẽ tăng nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra diện lớn.

Thời gian gần đây, do dịch cúm gia cầm khiến người tiêu dùng lo sợ nên giá các sản phẩm gia cầm liên tục giảm. Tại nhiều chợ trên địa bàn TP Hà Nội, tình trạng giá giảm, sức mua giảm đã ảnh hưởng không nhỏ tới cả người sản xuất và kinh doanh gia cầm.

Năm 2000, hưởng ứng phong trào “Đưa cây màu xuống ruộng”, ban đầu chỉ có vài hộ nhỏ lẻ, có vốn, mạnh dạn đầu tư trồng màu, cây cà chua là cây màu chủ lực lúc bấy giờ.

Cứ đến mỗi vụ thu hoạch lúa, thường xảy ra tình trạng “cò” (người môi giới) máy gặt đập liên hợp. Thực trạng này đang nổi lên thành xu hướng ở nhiều địa phương và chính điều này đã làm tăng thêm chi phí sản xuất cho người trồng lúa.