Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao

Nuôi Cá Sặc Rằn Cho Thu Nhập Cao
Ngày đăng: 24/06/2012

Mô hình nuôi cá sặc rằn dễ áp dụng, ít tốn kém chi phí, đầu ra ổn định và cho thu nhập cao. Hiện mô hình này đang được người dân xã Mỹ Trà nhân rộng, trong đó có hộ ông Đào Duy Linh (ấp 1, xã Mỹ Trà, thành phố Cao Lãnh - Đồng Tháp).

Chú Linh cho biết: “Để phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, việc đầu tiên là phải tìm hiểu kỹ thị trường thì mới tránh được rủi ro. Qua những lần tập huấn, tham quan mô hình sản xuất chăn nuôi cùng với sự giúp đỡ của CLB khuyến nông và Hội Nông dân xã, từ mô hình nuôi cá rô tôi mạnh dạn chuyển sang nuôi cá sặc rằn...”.

Theo chú Linh, nuôi cá sặc rằn khó nhất là giai đoạn đầu thả nuôi. Trong điều kiện nuôi thâm canh, với mật số cao, sử dụng thức ăn công nghiệp, nguồn nước nuôi cá dễ bị ô nhiễm. Điều này là nguyên nhân làm cho các loại ký sinh trùng trên cá phát triển mạnh, chủ yếu ở da và mang. Vì vậy, nên thường xuyên quan sát ao cá để kịp thời phát hiện cá bị bệnh và điều trị. Đặc biệt, bệnh thường xuất hiện và phát triển khi trời u ám, nhiệt độ thấp và mùa mưa.

Để phòng trị cần xử lý nước bằng thuốc diệt ký sinh trùng, trộn thuốc kháng sinh, bổ sung vitamin vào thức ăn cho cá và xử lý đáy ao. Đồng thời, phải quản lý tốt các công đoạn từ chăm sóc cá giống, cải tạo ao nuôi và chăm sóc cá thương phẩm.

Mật độ cá nuôi từ 30 con/m2, độ sâu ao nuôi từ 1 - 1,5m, ao gần nguồn nước sạch và có thể cấp thoát nước chủ động. Chọn giống tự nhiên, cá giống phải khỏe mạnh, đồng cỡ. Đối với cá con, hòa bột đậu nành và bột cá làm thức ăn, còn thức ăn cho cá sặc rằn thương phẩm chủ yếu là thức ăn công nghiệp.

Cá nuôi khoảng 9 - 10 tháng đạt trọng lượng 100 - 150 gram/con thì thu hoạch. Mô hình này thuận lợi là thương lái đến mua tại nhà, giá cá tươi cao hơn cá khô 1.000 đồng/kg. Đầu năm nay, loại cá 5 - 7 con/kg chú Linh bán cho thương lái với giá 60.000 - 65.000 đồng/kg. Với diện tích 1.100 m2, mỗi năm gia đình chú thu được 60 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Có thể bạn quan tâm

Được Mùa Mía Nhờ Giống 9972 Được Mùa Mía Nhờ Giống 9972

Thay vì trồng cây thanh long, nhiều hộ trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) chuyển sang trồng cây mía, phù hợp với đất và điều kiện nước tưới. Mía được trồng nhiều ở Ku Kê - Thuận Minh, Dốc Gáo, Bê Độc Lập của 2 xã Hàm Phú, Hàm Trí.

26/02/2014
Lúa, Xoài, Dưa Hấu Rớt Giá Công Cắt Lúa Giảm Từ 20.000 - 30.000 Đồng/công Lúa, Xoài, Dưa Hấu Rớt Giá Công Cắt Lúa Giảm Từ 20.000 - 30.000 Đồng/công

Theo các hộ nông dân trồng lúa trên địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang), hiện tại, giá lúa IR 50404 bán tại ruộng còn 4.500 đồng/kg, giảm so với mấy ngày trước 1.500 đồng/kg (ảnh). Còn giá lúa Jasmine ổn định, giá thương lái mua tại ruộng từ 5.200-5.300 đồng/kg và tùy theo mức độ lúa tốt, xấu giá có thể cao hơn 100 đồng/kg.

26/02/2014
Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm Nho Ninh Thuận Sốt Giá Đầu Năm

Theo nhiều chủ vựa chuyên cung ứng mặt hàng nho ra thị trường, từ trước Tết Nguyên đán đến nay, nho Ninh Thuận luôn ở mức giá cao nhất từ nhiều năm trở lại đây.

26/02/2014
Mỗi Ngày Xuất Hiện 2 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới Mỗi Ngày Xuất Hiện 2 Ổ Dịch Cúm Gia Cầm Mới

Chiều 25.2, báo cáo của Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết, đến nay dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại 21 địa phương trên cả nước, với 67 ổ dịch. Số lượng gia cầm chết và tiêu hủy khoảng 64.000 con.

26/02/2014
Châu Thành Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Phát Triển Toàn Diện Theo Hướng Bền Vững Trong Năm 2014 Châu Thành Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Phát Triển Toàn Diện Theo Hướng Bền Vững Trong Năm 2014

Năm qua, diện tích lúa xuống giống 2.171 ha chỉ đạt 85,14% so Nghị quyết, tuy nhiên năng suất đạt khá 45,24 tạ/ha, sản lượng 9.822 tấn. Diện tích trồng ca cao hiện có là 1.659,4 ha, giảm 1.088 ha, nguyên nhân do giá thu mua giảm mạnh và người dân đốn bỏ diện tích ca cao không có năng suất.

26/02/2014