Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá rô phi

Nuôi Cá Rô Phi Theo GAP

Nuôi Cá Rô Phi Theo GAP
Ngày đăng: 26/12/2013

Để nâng cao giá trị sản xuất cá rô phi đơn tính trên địa bàn miền núi, từ cuối tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng triển khai xây dựng 4 mô hình “Nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực theo quy trình GAP” tại xã Tân Văn và xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà, bước đầu đạt hiệu quả kinh tế khá cao.

Bốn hộ tham gia có nhiều kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt, mỗi gia đình hợp tác nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP với diện tích mặt nước từ 2.000 - 3.000m2. KS. Nguyễn Văn Thành, người trực tiếp tổ chức thực hành mô hình, cho biết: Trước tiên, cán bộ kỹ thuật cùng 4 chủ mô hình cải tạo, làm vệ sinh sạch sẽ hồ nuôi, xử lý nước bằng vôi bột nông nghiệp, hóa chất và các chế phẩm sinh học nằm trong danh mục được phép sử dụng nuôi trồng thủy sản trên cả nước.

Tiếp theo là thả cá giống khỏe, hình dáng bên ngoài tươi sáng, không bị dị hình, dị tật; gồm 70% giống cá rô phi đơn tính đực, kích cỡ từ 4 - 6cm; 30% nuôi ghép gồm cá chép lai (kích cỡ chiều dài 4 - 6cm/con), cá mè và cá trắm cỏ (kích cỡ trên 12cm/con); mật độ 2,5 con/m2.

Trong quá trình chăm sóc cá và quản lý hồ nuôi (kéo dài khoảng 7 tháng), cán bộ kỹ thuật luôn bám sát, hướng dẫn nông dân cách bảo vệ nguồn nước xanh trong; cách sử dụng thuốc kháng sinh an toàn để giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phương pháp ghi chép nhật ký “trưởng thành” của cá hàng ngày cùng những phát sinh mới về điều kiện môi trường, thời tiết xung quanh hồ nuôi …

Đến đầu tháng 12/2013, trọng lượng thu hoạch bình quân của cá rô phi thuộc 4 mô hình đạt 0,6 kg/con. Với giá thị trường 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, lãi từ 22 - 26 triệu đồng/1.000m2. “Nếu làm phép tính trên 1ha mặt nước, với kỹ thuật theo GAP, trong 7 tháng sẽ thu 13 tấn cá rô phi và gần 10 tấn cá mè, chép, trắm cỏ nuôi ghép…”, KS. Thành nói.

So sánh với nuôi thông thường, mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo GAP rút ngắn thời gian thu hoạch đến 3 tháng; năng suất thu hoạch cá thương phẩm cao hơn từ 30 - 35%. Tuy nhiên, có 1 mô hình không đạt yêu cầu do thả cá giống gặp mưa kéo dài, việc xử lý nguồn nước mưa trong hồ không kịp thời và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dẫn đến số cá nuôi chết với tỷ lệ tăng nhiều trong quá trình chăm sóc, kết quả chỉ thu lãi gần 8,2 triệu đồng/1.000m2 mặt nước.

Hiện các chủ mô hình đang cải tạo hồ nuôi, chuẩn bị xuống giống lứa mới, hứa hẹn là điểm trình diễn giúp nông dân nhân rộng mô hình, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.


Có thể bạn quan tâm

Nghiên cứu Bột cá ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của thức ăn cho cá Nghiên cứu Bột cá ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của thức ăn cho cá

Bột cá là một nguồn protein phức hợp thường được sử dụng trong thức ăn cho cá. Một bài báo mới được công bố trong tạp chí Khoa học và Công nghệ Thức ăn động vật cho biết các đặc tính vật lý và hóa học của bột cá ảnh hưởng đến cả sản lượng của thức ăn cho cá và chất lượng vật lý của thức ăn.

02/05/2016
Công nghệ xử lý chất thải mới giúp bảo vệ cá khỏi nhiễm thuốc chống lo âu trong nước Công nghệ xử lý chất thải mới giúp bảo vệ cá khỏi nhiễm thuốc chống lo âu trong nước

Các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ hoàng gia KTH ở Stockholm đã phát triển một công nghệ mới ngăn chặn dư lượng dược phẩm xâm nhập vào sông ngòi gây tổn hại cho động vật hoang dã.

02/05/2016
Cá cảm nhận thời gian sinh sản như thế nào Cá cảm nhận thời gian sinh sản như thế nào

Các nhà nghiên cứu chưa từng phát hiện ra cơ chế mà qua đó cá có thể cảm nhận được mùa trong năm và khi nào là thời gian để đẻ trứng.

03/05/2016
Nhóm nghiên cứu đã tạo nên bước đột phá đối với thức ăn nuôi trồng thủy sản tự nhiên Nhóm nghiên cứu đã tạo nên bước đột phá đối với thức ăn nuôi trồng thủy sản tự nhiên

Pallab Sarker (trái) trợ lý giáo sư nghiên cứu Dartmouth và Giáo sư Anne Kapucinski tiến hành một thí nghiệm về việc sử dụng vi tảo như một thành phần thức ăn chăn nuôi bền vững cho nuôi trồng cá rô phi.

09/08/2016
Hệ thống Biofloc khả thi trong sản xuất cá rô phi Hệ thống Biofloc khả thi trong sản xuất cá rô phi

Phương pháp biến đổi có thể tăng hiệu quả thức ăn, loại bỏ chất thải. Cá rô phi Mozambique (Oreochromis mossambicus) là một loài ứng cử viên sản xuất tốt trong hệ thống biofloc.

13/10/2016