Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Rô Phi Lồng Ở Thái Lan

Nuôi Cá Rô Phi Lồng Ở Thái Lan
Ngày đăng: 17/05/2012

Năm 1996, Cty Thương mại Nông nghiệp Charoen Pokphand (C.P) đã sản xuất giống cá rô phi đỏ Tabtim nuôi trong lồng bằng cách lai chéo giống rô phi đen, rô phi đỏ Đài Loan và giống rô phi đỏ Florida.

Cục Nghề cá Thái Lan (DOF) đã phối hợp với công ty đưa ra thử nghiệm hệ thống nuôi lồng thâm canh cá rô phi đỏ toàn đực, thả giống mật độ cao và cho ăn bằng thức ăn viên. Kỹ thuật này cho phép nuôi cá cỡ 600g-1,5kg ở sông hoặc hồ với thời gian nuôi tương đối ngắn.

Hệ thống nuôi này đã được phổ biến rộng rãi ở miền Bắc và miền Trung Thái Lan, chủ yếu thông qua hợp đồng trong đó Cty C.P cung cấp giống, thức ăn và mua lại sản lượng cá với giá cố định.

Nuôi lồng đã phát triển như một hình thức nuôi đạt tiêu chuẩn, đơn giản và có lãi cao. Mỗi lồng đầu tư khoảng 250 USD chi phí giống và thức ăn, mỗi vụ nuôi cần 1.600 con giống. Hệ thống nuôi lồng cho sản lượng 0,8-1 tấn, mang lại doanh thu 768-972 USD, đủ bù đắp chi phí đầu vào và hoàn trả 1/2 vốn đầu tư trong 1 vụ.

Cá rô phi đỏ có giá bán cao nhất. Có thể dùng cá cỡ lớn để sản xuất sản phẩm philê và xuất khẩu ở dạng nguyên con đông lạnh. So với hình thức nuôi ao, cá rô phi nuôi lồng hoàn toàn không có những mùi vị không mong muốn.

Mỗi trại có 8-28 lồng nuôi, chủ yếu trên sông Mêkông, Mun và Chao Pharaya. Thành phần người nuôi khá đa dạng từ nông dân, công chức đến chủ cửa hàng, thợ xây và thậm chí cả giáo sư. Nhiều người coi nuôi thủy sản là việc làm thêm, nhưng cũng có nhiều nông dân đã bỏ trồng lúa hoặc nuôi lợn và chuyển hẳn sang nuôi cá rô phi lồng do lợi nhuận cao hơn và công việc không quá nặng nhọc.

Khó khăn chính khi nuôi cá rô phi lồng không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vốn đầu tư (65-250 USD/lồng). Bên cạnh đó, các ngân hàng dường như vẫn còn lưỡng lự khi cho vay để đầu tư vào hình thức nuôi mới này. Do vậy, một số người và nhóm người nuôi cá đã dùng vốn tự có hoặc tiếp cận những khoản hỗ trợ đầu tư thông qua DOF.

Mặc dù lồng nuôi cá rô phi có kết cấu giống nhau: bằng bè gỗ hoặc kim loại với lưới bao quanh, nhưng kích cỡ và thể tích của từng lồng lại dao động trong khoảng 13-62 m3. Cỡ cá giống khi thả khoảng 25-50g, mật độ thả 29-97 con/m3.  Năng suất thu hoạch đạt 14-108kg/m3, hệ số thức ăn là 1-1,7 đối với cá cỡ 600-800g và 1,1-1,8 đối với cá cỡ 900-1.200g. Thời gian nuôi cá đến cỡ 600-800g là 90-120 ngày và đến cỡ 900-1.000g là 120-150 ngày với tỷ lệ sống 80-90% cho cả 2 loại.

Các trại nuôi cá rô phi có chi phí và lợi nhuận khác nhau. Chi phí nuôi từ 0,72-0,98 USD/kg, trong đó chi phí thức ăn chiếm 80-94%. Đây chính là lý do tại sao 1/2 số người nuôi thích sử dụng thức ăn nuôi cá trê lai hơn thức ăn nuôi cá rô phi có giá đắt hơn.

Sự khác biệt về chi phí nuôi và giá bán tại trại giữa cá rô phi đen và cá rô phi đỏ (giá cá rô phi đen từ 0,92-1,15 USD/kg và cá rô phi đỏ từ 1,00-1,15 USD/kg) khiến mức lợi nhuận cũng dao động trong khoảng 0,06-0,5 USD/kg. Chi phí cố định (đầu tư, bảo dưỡng và lao động) được tính theo đơn vị năm với sản lượng hàng năm được tính trong 2-2,5 vụ nuôi/lồng. Lãi ròng ước đạt khoảng 0,02-0,46 USD/kg.

Nuôi cá rô phi lồng tạo ra mảng thị trường đặc biệt. Ngay tại nơi nuôi, cá rô phi đen nuôi lồng có giá bán cao hơn cá rô phi đen nuôi ao. Còn cá rô phi đỏ thường có giá bán 1,76 USD/kg cá cỡ 600g, cao hơn so với 1,50-1,59 USD/kg cá rô phi đen cùng cỡ.

Năm 2002, Thái Lan xuất khẩu 4.300 tấn cá rô phi, phần lớn là cá rô phi nguyên con đông lạnh xuất sang Arập Saudi và 700 tấn philê và cá rô phi đỏ nguyên con tươi ướp lạnh xuất sang Xingapo.

Mặc dù cá rô phi nuôi lồng đạt cỡ đủ lớn để chế biến philê đông lạnh xuất khẩu, nhưng nguồn cung cấp chủ yếu cá rô phi cho thị trường là cá rô phi đen cỡ 0,9-1,2kg nuôi thâm canh tại các vùng nước lợ gần các nhà máy chế biến ở vùng đồng bằng miền Trung Thái Lan. Theo giá nhập khẩu cá rô phi năm 2002 của Mỹ, sản phẩm cá rô phi của Thái Lan có mức giá cạnh tranh. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng xuất khẩu cá rô phi sang Lào và các nước láng giềng khác.

Có thể bạn quan tâm

Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU Thái Lan Mong Muốn Nối Lại Đàm Phán FTA Với EU

Bộ Thương mại Thái Lan đang tìm cách nối lại đàm phán về Hiệp định tự do thương mại (FTA) với liên minh EU nhằm bù đắp cho những tổn thất về ưu đãi thuế quan trên thị trường này. Trên 6.200 sản phẩm Thái Lan sẽ không còn được hưởng lợi từ cơ chế ưu đãi Thuế quan Phổ cập (GSP) kể từ ngày 1/1/2015.

31/01/2015
Ecuador Lần Đầu Tiên Tôm Dẫn Đầu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Ngoài Dầu Mỏ Ecuador Lần Đầu Tiên Tôm Dẫn Đầu Các Mặt Hàng Xuất Khẩu Ngoài Dầu Mỏ

Ngoài ra, Ecuador xác nhận Nghị viện Châu Âu đã thông qua kéo dài cơ chế ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm XK của Ecuador sang EU thêm 2 năm nữa. Hiệp hội các nhà XK Ecuador hoan nghênh gia hạn ưu đãi thuế quan của EU và cho biết nhờ đó có thể chấm dứt thiệt hại khoảng 70 triệu USD tiền thuế mỗi tháng.

31/01/2015
Ngành Chế Biến Bánh Phồng Tôm Xuất Khẩu Giữ Vững Mức Tăng Trưởng Ngành Chế Biến Bánh Phồng Tôm Xuất Khẩu Giữ Vững Mức Tăng Trưởng

Năm qua, tình hình sản xuất mặt hàng này vẫn giữ vững mức tăng trưởng. Sản lượng bánh phồng tôm ước đạt trên 12 ngàn tấn (trong đó, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Sa Giang chiếm 46,71%, Công ty cổ phần thực phẩm Bích Chi chiếm 49%), tăng 16,34% so với năm 2013, đạt 114,57% so với kế hoạch.

31/01/2015
Cà Mau Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm Cà Mau Nuôi Sò Huyết Trong Vuông Tôm

Không riêng gì gia đình anh Trạng, rất nhiều bà con trong vùng có nguồn thu nhập cao nhờ nuôi sò. Có hộ nuôi thành công nhiều năm nay và được bà con địa phương đặt cho cái biệt danh thật thân thương gắn liền với con sò. Ông Tám "sò" (ông Nguyễn Văn Tám, một trong những người nuôi sò đầu tiên ở Cái Nước) đã xây được nhà cửa khang trang. Cũng nhờ nuôi sò, ông mua thêm được 5 công đất.

31/01/2015
Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Đẩy Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản Huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) Đẩy Mạnh Nuôi Trồng Thuỷ Sản

Huyện đã triển khai thực hiện hàng loạt các quy hoạch liên quan như: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản huyện Đầm Hà đến năm 2020, định hướng 2030; quy hoạch chi tiết phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chi tiết khu nuôi trồng thuỷ sản bãi triều xã Tân Bình; quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn…

02/02/2015