Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap

Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Theo Hướng VietGap
Ngày đăng: 02/11/2013

Được Trung tâm Khuyến Nông Ngư quốc gia hỗ trợ kinh phí, Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng thí điểm mô hình nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap. Mô hình giúp các hộ nuôi hướng đến sản xuất sản phẩm sạch.

Kết quả bước đầu

Những năm gần đây, nhiều hộ mạnh dạn đầu tư phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng thâm canh tăng năng suất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, nghề nuôi cá hiện nay vẫn sản xuất theo lối truyền thống, việc sử dụng các loại phân hữu cơ chưa qua xử lý, các loại thức ăn từ phế phụ phẩm nông nghiệp, tự chế biến không đảm bảo chất lượng và việc lạm dụng các loại thuốc, hóa chất để xử lý ao nuôi diễn ra khá phổ biến; đã làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản đòi hỏi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và sản phẩm phải được truy xuất nguồn gốc bằng cách ghi chép đầy đủ các thông tin trong quá trình sản xuất là điều rất cần thiết, đang được nhiều ngư dân hướng đến.

Nhằm phát triển nuôi cá nước ngọt theo hướng ổn định, sản phẩm sản xuất phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ tốt cho người tiêu dùng và xuất khẩu, Trung tâm khuyến Nông Lâm Ngư xây dựng mô hình thí điểm nuôi thâm canh các rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap ở xã Phú Xuân (Phú Vang), Quảng Thọ (Quảng Điền) và Phong Xuân (Phong Điền), với diện tích 10.000m2, tổng kinh phí thực hiện gần 171 triệu đồng, cá giống thả nuôi 40.000 con, kích cỡ cá giống 5-7 cm, mật độ thả 4 con/m2; tỷ lệ sống của cá đạt trên 70%. Ông Văn Công Thảo, hộ nuôi ở xã Quảng Thọ cho biết: “Gia đình tui được chọn thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá rô phi trên diện tích 4.000m2, thả nuôi 16.000 con giống. Quá trình nuôi cá có tốc độ phát triển tốt, không xuất hiện bệnh. Nuôi theo quy trình VietGap chất lượng cá tốt hơn so với nuôi truyền thống, cá có màu sắc sáng bóng, mình dày, thịt thơm ngon. Sau 7 tháng thả nuôi đạt trọng lượng 500g/con, bán với giá 30.000 đồng/kg. Nuôi theo quy trình VietGap chi phí đầu tư cao hơn nuôi truyền thống, nhưng giá trị kinh tế mang lại cao hơn không là bao, bình quân mỗi kg cá bán nhích lên khoảng 4.000 đồng”.

Hướng đến sản xuất sản phẩm sạch

Ông Châu Ngọc Phi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến Nông Lâm Ngư cho biết: “Trong thời gian thực hiện mô hình, trung tâm tổ chức hội nghị đầu bờ để giúp bà con ngư dân tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật nuôi thâm canh cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm để áp dụng vào sản xuất. Bước đầu mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi, góp phần thay đổi tập quán sản xuất theo hướng cung cấp sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Mô hình nuôi cá rô phi đơn tính đực theo hướng VietGap bên cạnh mang lại hiệu quả kinh tế còn giúp bà con ngư dân tiếp cận cách thức sản xuất mới và thay đổi dần cách sản xuất cũ, góp phần vào việc tạo ra sản phẩm sạch đáp ứng nhu cầu của thị trường, giảm thiểu tác động vào môi trường tự nhiên. Ý thức của người dân về việc sản xuất theo hướng VietGap để tạo ra sản phẩm sạch được nâng cao. Đơn cử như ở xã Quảng Thọ (Quảng Điền) các hộ nuôi mua giống ở Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt có hợp đồng để gắn trách nhiệm bên mua và bên bán. Bên cạnh đó, ngư dân còn quan tâm đến cải tạo ao hồ, sử dụng chế phẩm sinh học. Mặc dù, có nhiều hộ nuôi chưa ứng dụng quy trình VietGap nhưng bước đầu họ đã tuân thủ một số điểm cơ bản để tạo ra sản phẩm sạch, như trước một tháng khi thu hoạch người nuôi không sử dụng thức ăn sẵn có mà phải sử dụng thức ăn tổng hợp, đồng thời, thường xuyên thay nước trong ao nuôi.

Tuy nhiên, để áp dụng VietGap thành công trong nuôi trồng thủy sản nói chung và trong nuôi cá rô phi đơn tính nói riêng đòi hỏi người dân phải tích cực, có ý thức cao trong việc chấp hành nghiêm quy trình từ chọn giống chất lượng, cách chăm sóc, sử dụng thức ăn, ghi chép... Ngành chức năng sớm quy hoạch vùng nuôi tập trung để dễ quản lý và thực hiện VietGap; đồng thời, tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình trình diễn nuôi cá rô phi theo VietGap trên địa bàn tỉnh nhằm tạo điều kiện cho ngư dân tiếp cận để áp dụng.


Có thể bạn quan tâm

Miền Trung Cứu Gia Súc Trước Mùa Đông Miền Trung Cứu Gia Súc Trước Mùa Đông

Theo Trung tâm Khí tượng - Thủy văn quốc gia, năm nay sẽ có nhiều đợt rét đậm, rét hại xuất hiện, từ đó hàng triệu hộ nông dân ở miền Trung đã tất bật lo bảo vệ đàn trâu bò và đàn gia cầm an toàn. Hiện ở vùng cao các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, ngoài việc đảm bảo ủ ấm, người dân còn tăng cường tìm kiếm thức ăn cỏ tươi cho gia súc. Trong khi đó, ở miền xuôi, nông dân tăng cường giữ rơm khô để vừa sưởi ấm, vừa làm thức ăn cho đàn trâu bò nhằm phục vụ mùa màng sắp đến.

02/12/2014
Buốt Lòng Người Trồng Dâu Buốt Lòng Người Trồng Dâu

Ông Phạm Minh Hoàng - ngụ khu vực 3, phường Lái Hiếu, TX.Ngã Bảy, Hậu Giang - kể: “Vườn nhà tôi có 7 công dâu bòn bon với 250 cây. Mọi năm, thu hoạch xong khoảng ngày 23.6. Năm nay, chẳng có thương lái nào đến mua. Thu hoạch bán lẻ đã kéo dài cả tháng, nhưng chỉ bán được 3 cây. Năm 2013, bán được giá 5.000 đồng/kg, năm nay đầu vụ giá giảm còn 1.500 đồng/kg!”.

05/07/2014
42 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Phát Triển Gà Thả Đồi 42 Hộ Dân Được Hỗ Trợ Phát Triển Gà Thả Đồi

Thực hiện Dự án phát triển nuôi gà thả đồi giai đoạn 2014 – 2016, đến nay, huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã có 42 hộ dân tại các xã: Cam Cọn, Bảo Hà, Minh Tân và Thượng Hà được hỗ trợ phát triển chăn nuôi gà.

02/12/2014
Tái Canh Cà Phê Chưa Có Chiến Lược Mang Tầm Quốc Gia Tái Canh Cà Phê Chưa Có Chiến Lược Mang Tầm Quốc Gia

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, mỗi năm đóng góp nhiều tỷ đô la cho quốc gia. Tuy nhiên điều này có thể gây ảnh hưởng lớn trong tương lai gần vì diện tích vườn cà phê già cỗi tăng nhanh trong thời gian gần đây.

05/07/2014
Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Gà Đồi Phú Bình” Lợi Ích Thiết Thực Cho Người Chăn Nuôi Nhãn Hiệu Chứng Nhận “Gà Đồi Phú Bình” Lợi Ích Thiết Thực Cho Người Chăn Nuôi

Một niềm vui vừa đến với người chăn nuôi Phú Bình (Thái Nguyên), đó là ngày 11-11-2014, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm “Gà đồi Phú Bình”. Đây là nhãn hiệu sản phẩm chăn nuôi đầu tiên của tỉnh được bảo hộ, từ đó mở ra cơ hội lớn đối với những hộ chăn nuôi gà ở Phú Bình.

02/12/2014