Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Nước Ngọt Hướng Đến Mục Tiêu Mở Rộng Diện Tích Nuôi Trồng

Nuôi Cá Nước Ngọt Hướng Đến Mục Tiêu Mở Rộng Diện Tích Nuôi Trồng
Ngày đăng: 12/02/2014

Cùng với hệ thống sông, suối do thiên nhiên ban tặng, trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có rất nhiều ao, hồ, đập, nhất là hồ chứa của hệ thống công trình thủy điện, thủy lợi chính là nguồn tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản; từng bước nâng cao tỷ trọng lĩnh vực thủy sản trong cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cụ thể hóa mục tiêu này, nhiều năm qua, Trung ương, tỉnh và cơ quan quản lý đã có sự quan tâm đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống làm tiền đề để khơi thông tiềm năng lĩnh vực này; điển hình là đầu tư xây dựng Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT đưa vào hoạt động gần 2 năm qua.

Ông Phạm Hữu Phước-Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai đưa ra con số ấn tượng, rằng từ ngày đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm đã cho cá trắm cỏ sinh sản được 5 triệu con cá bột; cá chép sinh sản 1,2 triệu con cá bột; cá rô đầu vuông sinh sản 1,8 triệu con cá bột; rô phi và điêu hồng sinh sản tự nhiên khoảng 3 vạn cá giống. Trung tâm đã bán ra thị trường 1.000 kg cá giống các loại; hiện còn dự trữ 1 tấn cá giống.

Tổ chức thả 10 vạn cá giống trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, rô phi, mè vinh, trôi, ra hồ chứa thủy lợi Ia Băng, huyện Đak Đoa và hồ chứa Ia Luk và Ia Kră, huyện Chư Pah để tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Duy trì nuôi dưỡng tốt đàn cá bố, mẹ khoảng 3 tấn để sản sinh cá giống chất lượng tốt chủ động cung cấp cho người nuôi cá.

Theo đánh giá của lãnh đạo Chi cục Thủy lợi-Thủy sản thì Trung tâm Giống thủy sản đi vào hoạt động từng bước đáp ứng yêu cầu cá giống chất lượng tốt của người nuôi cá. Bên cạnh thuận lợi nguồn cá giống sản sinh trên địa bàn tỉnh đã giảm một phần chi phí đầu tư mua cá giống, những năm gần đây, nuôi cá nước ngọt cũng mang lại cho người nuôi nguồn lợi không nhỏ nhờ thị trường tiêu thụ rộng và ổn định thúc đẩy lĩnh vực thủy sản, nhất là nuôi cá nước ngọt tạo bước chuyển biến tích cực về diện tích nuôi trồng và sản lượng cá khai thác.

Đặc biệt, khi hệ thống công trình thủy lợi Ia Mlá, Plei Pai-Ia Lốp… đưa vào vận hành, diện tích mặt nước hồ chứa các công trình này cũng được tận dụng nuôi cá góp phần nâng tổng diện tích mặt nước đưa vào nuôi trồng thủy sản trên địa bàn toàn tỉnh đến thời điểm này đạt 13.380 ha, tăng 360 ha so với cùng kỳ năm trước. Hình thức nuôi cá nước ngọt ngoài thả cá xuống lòng ao, hồ thủy lợi, thủy điện đã xuất hiện hình thức nuôi cá lồng tại các huyện Kbang, Krông Pa, thị xã An Khê…

Dù quy mô nuôi hãy còn nhỏ, nhưng theo đánh giá của các địa phương, đơn vị trực tiếp nuôi cá lồng thì đối tượng cá đưa vào nuôi là cá điêu hồng, cá chình, cá thác lác, cá rô phi, cá lăng thích nghi tốt với môi trường và tăng trọng nhanh góp phần nâng tổng sản lượng cá khai thác từ đầu năm 2013 đến nay đạt khoảng 3.898 tấn, tăng 14,36%; giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản ước đạt trên 32 tỷ đồng, tăng 27,6% so với cùng kỳ.

Cơ cấu loài cá nuôi ngoài các loài truyền thống mè, trôi, trắm, chép… tại một số hồ thủy lợi, thủy điện, người dân đánh bắt được loại cá có giá trị kinh tế cao như cá chình, lăng, thác lác, bống tượng… cung ứng nhu cầu hưởng thụ của người tiêu dùng.

Tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng mặt nước tự nhiên, ao, hồ, đập các công trình thủy lợi, thủy điện để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá nước ngọt gắn với đa dạng loài cá nuôi là mục tiêu hàng đầu cơ quan quản lý chuyên ngành đặt ra cho lĩnh vực này.

Theo đó, năm 2014 phấn đấu diện tích mặt nước tham gia hoạt động nuôi trồng thủy sản đạt con số 14.000 ha, tăng 620 ha so với diện tích nuôi trồng hiện có; tổng sản lượng cá khai thác đạt 5.200 tấn. Chi cục Thủy lợi-Thủy sản cũng đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Trung ương hỗ trợ nguồn cá giống có giá trị kinh tế cao như ngựa xám, lăng, thác lác, anh vũ... thả bổ sung vào các thủy vực để tái tạo, phát triển các loài cá này.

Xúc tiến việc khảo sát hệ thống hồ chứa trên địa bàn có đủ điều kiện nuôi cá tầm đưa vào quy hoạch chung của cả nước. Bố trí vốn cho cơ quan chuyên môn triển khai dự án hỗ trợ phát triển hệ thống ương nuôi giống thủy sản giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn tỉnh đúng tiến độ...; tạo điều kiện để lĩnh vực thủy sản Gia Lai đảm bảo tốc độ tăng trưởng đề ra...


Có thể bạn quan tâm

Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ Sầu Riêng Giá Cao Kỷ Lục, Nông Dân Thu Bạc Tỷ

Ông Nguyễn Văn Tính ở xã Long Trung (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: “Tôi trồng công 5 sầu riêng Ri 6 cho trái rải vụ bán từ đây tới tết Nguyên đán. Vừa rồi bán được 2 tấn thu lời trên 100 triệu đồng. Mấy năm nay hầu như năm nào sầu riêng vụ nghịch giá rất cao, có khi giá cao gấp đôi so với chính vụ. Tuy nhiên, vườn nhà tôi mới thu hoạch cách mấy ngày mà giờ giá còn tiếp tục tăng làm tui mất mấy chục triệu đồng tiền lời”.

17/11/2014
Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất Đội Ngũ Khuyến Nông Ở Gia Nghĩa Đi Đầu Ứng Dụng Khoa Học Kỹ Thuật Vào Sản Xuất

Qua thời gian công tác, đội ngũ này đã và đang hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành “cầu nối” nhịp nhàng cho việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các kiến thức khoa học, kỹ thuật đến nông dân, góp phần vào việc phát triển nông nghiệp địa phương theo hướng chất lượng cao.

17/11/2014
Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ Thuận Hà, Hiệu Quả Cao Từ Cây Bơ Trái Vụ

Được biết, giống bơ boot 7 ra hoa vào tháng 1 đến tháng 3 hằng năm và cho thu hoạch vào tháng 10 đến tháng 12. Ưu điểm của loại bơ này là quả to và đều, trung bình khoảng 3-5 quả/kg, ruột vàng, giá trị dinh dưỡng cao. Vỏ bơ dày nên thuận lợi cho vận chuyển, bảo quản sản phẩm. Hơn nữa, trồng bơ boot 7 tương đối nhàn, không tốn nhiều công chăm sóc. Bình quân mỗi cây có thể cho từ 200-250 kg quả, với giá thị trường hiện tại là 55.000 đồng/kg.

17/11/2014
“Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn “Đòn Bẩy” Đa Dạng Hóa Ngành, Nghề Nông Thôn

Với gần 482 tổ, hợp tác xã hoạt động trong nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các thành viên, kích thích nền kinh tế tập thể phát triển mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo, đa dạng hóa ngành, nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

17/11/2014
Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng Chiến Dịch Vệ Sinh Vườn Thanh Long Diệt Trừ Mầm Bệnh Đốm Trắng

Hiện các hộ dân tích cực vệ sinh vườn thanh long sạch, thông thoáng, tỉa bỏ và tiêu hủy triệt để mầm bệnh bằng cách thu gom các bộ phận cây, quả bị nhiễm bệnh đem chôn sâu hoặc dồn đống sau đó rắc vôi và tủ bạt, không để các tác nhân gây bệnh phân tán trong không khí. Qua thực hiện chiến dịch giúp nông nhận thức rõ hơn về bệnh đốm trắng và tích cực phòng trị theo phương pháp tổng hợp IPM.

18/11/2014