Nuôi Cá Nàng Hai Mùa Nước Nổi

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch khi mùa nước nổi tràn đồng để thực hiện thành công mô hình nuôi cá nàng hai (cá thác lác cườm) trong mùng lưới cước cho thu nhập cao.
Anh Nguyễn Thành Tuấn ở ấp 3 xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Cá nàng hai rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật… cá tăng trưởng nhanh và đồng đều, cho lợi nhuận cao”.
Mùng nuôi cá được thiết kế bằng cách đóng các đoạn cây tràm hoặc bạch đàn, tre… trên một khoảng mặt nước hình chữ nhật. Mua lưới cước về may với chiều cao khoảng 2m, chiều ngang 2m và chiều dài từ 10 - 15m… câu mắc vào các trụ cây rồi thả cá nàng hai giống vào nuôi. Phía bên trên mùng được bao phủ bởi một mảnh lưới cước làm nắp đập giở lên, đóng xuống dễ dàng để tránh những loại cá, rắn… xâm nhập tiêu diệt cá nàng hai con… Cuối tháng 4/2010, anh Tuấn thả nuôi 8.000 con cá nàng hai giống. Nguồn thức ăn được anh Tuấn sử dụng chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và thức ăn tự chế… Lúc mới thả nuôi, anh cho ăn 2 lần/ngày.
Mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi Cá Thát Lát: |
Một tháng sau, anh tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Theo anh Tuấn, cứ đầu tư khoảng 3,6 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá nàng hai thương phẩm. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá được anh thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện và định kỳ 4 tuần một lần, anh trộn bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Sau hơn 5 tháng nuôi, anh Tuấn thu hoạch được hơn 2.500 kg cá nàng hai thương phẩm, giá bình quân 70.000 đồng/kg, anh thu được hơn 175 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư, còn lãi hơn 85 triệu đồng!
Ông Nguyễn Văn Bòn ở ấp 3, xã An Phong nuôi 24.000 con cá nàng hai bộc bạch: “Đàn cá nàng hai của tôi đang nuôi đến nay được 4 tháng, mỗi con đạt trọng lượng từ 250 - 300g. Với giá bán như hiện nay, gia đình tôi sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng”.
Nuôi cá nàng hai trong mùng lưới cước mùa nước nổi đang được các ngành chức năng nghiên cứu và nhân rộng để giúp người dân thoát nghèo và từng bước làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.