Nuôi Cá Nàng Hai Mùa Nước Nổi

Những năm gần đây, nhiều nông dân ở huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp đã tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch khi mùa nước nổi tràn đồng để thực hiện thành công mô hình nuôi cá nàng hai (cá thác lác cườm) trong mùng lưới cước cho thu nhập cao.
Anh Nguyễn Thành Tuấn ở ấp 3 xã An Phong, huyện Thanh Bình cho biết: “Cá nàng hai rất dễ nuôi, ít bị bệnh, tỷ lệ hao hụt thấp. Người nuôi chỉ cần có nguồn nước sạch, cho ăn đầy đủ, chăm sóc, phòng ngừa bệnh cho cá đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật… cá tăng trưởng nhanh và đồng đều, cho lợi nhuận cao”.
Mùng nuôi cá được thiết kế bằng cách đóng các đoạn cây tràm hoặc bạch đàn, tre… trên một khoảng mặt nước hình chữ nhật. Mua lưới cước về may với chiều cao khoảng 2m, chiều ngang 2m và chiều dài từ 10 - 15m… câu mắc vào các trụ cây rồi thả cá nàng hai giống vào nuôi. Phía bên trên mùng được bao phủ bởi một mảnh lưới cước làm nắp đập giở lên, đóng xuống dễ dàng để tránh những loại cá, rắn… xâm nhập tiêu diệt cá nàng hai con… Cuối tháng 4/2010, anh Tuấn thả nuôi 8.000 con cá nàng hai giống. Nguồn thức ăn được anh Tuấn sử dụng chủ yếu là thức ăn viên công nghiệp có nhiều độ đạm và thức ăn tự chế… Lúc mới thả nuôi, anh cho ăn 2 lần/ngày.
Mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi Cá Thát Lát: |
Một tháng sau, anh tăng lượng thức ăn lên theo quá trình tăng trưởng của cá. Theo anh Tuấn, cứ đầu tư khoảng 3,6 kg thức ăn sẽ cho ra 1 kg cá nàng hai thương phẩm. Việc phòng ngừa dịch bệnh cho cá được anh thực hiện theo hướng dẫn của cán bộ thủy sản huyện và định kỳ 4 tuần một lần, anh trộn bổ sung Vitamin C vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Sau hơn 5 tháng nuôi, anh Tuấn thu hoạch được hơn 2.500 kg cá nàng hai thương phẩm, giá bình quân 70.000 đồng/kg, anh thu được hơn 175 triệu đồng. Trừ tất cả chi phí đầu tư, còn lãi hơn 85 triệu đồng!
Ông Nguyễn Văn Bòn ở ấp 3, xã An Phong nuôi 24.000 con cá nàng hai bộc bạch: “Đàn cá nàng hai của tôi đang nuôi đến nay được 4 tháng, mỗi con đạt trọng lượng từ 250 - 300g. Với giá bán như hiện nay, gia đình tôi sẽ có thu nhập hàng trăm triệu đồng”.
Nuôi cá nàng hai trong mùng lưới cước mùa nước nổi đang được các ngành chức năng nghiên cứu và nhân rộng để giúp người dân thoát nghèo và từng bước làm giàu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời cùng với việc các huyện, thành phố đều tuân thủ khung thời vụ kép kín, chuẩn bị tốt các điều kiện về giống, phân bón, tập huấn kỹ thuật trước thời vụ sản xuất; làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh hại cây trồng nên sản lượng lương thực vụ Xuân ước đạt 128,595 nghìn tấn, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước.
Sáng ngày 11.6, UBND huyện Bắc Quang tổ chức Hội nghị Sơ kết sản xuất nông lâm nghiệp vụ Đông – Xuân (2014 – 2015), triển khai sản xuất vụ Mùa, vụ Đông năm 2015 và Sơ kết công tác dồn điền, đổi thửa năm 2014, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2015.

Trong giai đoạn 2010- 2015, Đảng ủy, UBND xã Hanh Cù, huyện Thanh Ba đã tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo và cùng với nhân dân vượt qua khó khăn, giành được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều chỉ tiêu thực hiện Nghị quyết Đảng bộ xã lần thứ XXIII đạt và vượt mức đề ra, đưa kinh tế tiếp tục có bước phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 11%/năm.

Đó là kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Thị Hằng, Phó phụ trách Trại sản xuất thuộc Trung tâm Giống hải sản cấp I, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tốt nghiệp trường Đại Học thủy sản năm 2004, làm việc tại doanh nghiệp tư nhân từ năm 2005 đến năm 2010, năm 2011 được tuyển dụng vào làm việc ở trại sản xuất nghiên cứu thử nghiệm giống thủy sản, đảm nhận cương vị cán bộ kỹ thuật.

Ngày 10/6, ông Hoàng Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) cho biết, trong 3 ngày qua, ngư dân Nguyễn Luân (trú thôn Hiền An 2, xã Vinh Hiền) đang huy động những bạn thuyền trong chi hội nghề cá của thôn để khai thác hết số cá nằm trong lưới vây rút chì mà ngư dân này đã đánh được tại vùng biển xã Vinh Hiền.