Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế)

Nuôi Cá Lồng Gặp Khó Ở Hải Dương (Thừa Thiên - Huế)
Ngày đăng: 08/04/2013

Nhờ nghề nuôi cá lồng bà con ngư dân ở Chi hội nghề cá Hương Giang (xã Hải Dương, Hương Trà) trở nên khấm khá. Tuy nhiên, ba năm trở lại, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn.

Một thời ăn nên làm ra

Bao đời nay đời sống của người dân ở làng Hương Giang dựa vào con tôm, cá, cua ở đầm phá nên cái đói nghèo cứ đeo bám quanh năm. Năm 2003, người dân ở đây chuyển sang nuôi cá lồng trên phá, thả nuôi nhiều đối tượng như: cá hồng, dìa, mú. Hiệu quả mang lại khá cao, bà con ngư dân mạnh dạn đầu tư thêm vốn phát triển thêm lồng nuôi, đồng thời thả nuôi thêm cá chẽm. Năm 2008, nghề nuôi các lồng phát triển rầm rộ, chi hội nghề cá Hương Giang có 550 lồng cá, với 160 hộ tham gia nuôi; sản lượng thu được hơn 95 tấn các các loại, doanh thu 6 tỷ đồng. Nhờ vậy, hàng trăm gia đình không những xây dựng nhà cửa khang trang mà còn có của ăn của để.

Ông Nguyễn Phước, một hộ dân đổi đời nhờ nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nhớ lại: “Thấy bà con nuôi cá lồng đạt hiệu quả kinh tế cao, năm 2008, gia đình tui đầu tư nuôi 10 lồng các chẻm, dìa, mú. Thời gian nuôi khoảng 7 tháng các đạt khoảng 1con/1kg, mỗi năm thu được 2 tấn cá bán được khoảng 300 triệu đồng, trừ chi phí thu lãi hơn một nữa. Nhờ đó, gia đình tui không những thoát nghèo mà còn ăn nên làm ra, chu cấp cho ccác con ăn học, có của ăn của để”. Tương tự, ông Phan Hùng, Phan Đức ở xa Hải Dương đều là những gia đình giàu lên nhờ nghề nuôi các lồng.

Ông Phan Lân, Chi hội Trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Khoảng ba năm về trước nhờ nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang mà đời sống của bà con ngư nơi đây khá cao. Bình quân, mỗi gia đình thu lãi trên dưới 100 triệu đồng từ nghề nuôi cá lồng, tiền có họ tiêu xài, thoải mái. Từ năm 2010 đến nay, nghề nuôi cá lồng gặp nhiều khó khăn, nên đời sống của bà con ngư dân eo hẹp, thiếu trước hụt sau”.

Nghề nuôi cá lồng gặp khó

Giống cá chẻm phải mua từ Nha Trang, sau đó hộ nuôi phải ương ở hồ từ 1 đến 1,5 tháng mới thả nuôi nên tỷ lệ cá sống khoảng 50%. Hơn nữa, 3 năm trở lại do nguồn nước ngọt hóa, độ mặn giảm nên cá bị hao hụt nhiều chỉ còn khoảng 30%. Còn đối với giống cá dìa thì người nuôi phải thu mua từ người dân đánh bắt tự nhiên nên tỷ lệ cá sống cũng rất thấp.... Ông Phan Lân, Chi hội trưởng Chi hội nghề cá Hương Giang cho biết: “Vài năm trở lại đây, nghề nuôi cá lồng ở Hải Dương gặp khó khăn về nguồn giống. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan ban ngành nghiên cứu sớm tìm ra nguyên nhân dịch bệnh ở cá để có hướng xử lý kịp thời, giúp ngư dân phòng bệnh cho cá, hạn chế thiệt hại về kinh tế”.

Ông Nguyễn Hữu Nam, ngư dân nuôi cá ở xã Hải Dương buồn bã: “Gia đình tui nuôi cá đến nay đã 10 năm, những năm trước nghề nuôi cá lồng rất thuận lợi. Ba năm nay, môi trường nước ô nhiễm, con giống khó, giống mua về ương một thời gian rồi chết dần. Năm 2012, gia đình tui thả 1,2 vạn giống với 4 lồng nuôi nhưng trong thời gian nuôi cá bị bệnh chết chỉ còn 40%. Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương phát triển bền vững, bà con chúng tôi kiến nghị các cơ quan chức năng nên kiểm tra chất lượng giống ở các trại sản xuất để bà con tui yên tâm mua giống về thả nuôi. Đồng thời, mong muốn Trung tâm Giống thủy sản nước lợ làm dịch vụ mua giống về ương sau đó bán cho người nuôi”.

Theo thông báo hướng dẫn của Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh thì giữa các lồng phải cách nhau từ 2-5m, mỗi cụm (5 đến 10 lồng) cách nhau 50 m. Các lồng phải bố trí nơi có độ nước sâu và chéo nhau để dòng nước dễ lưu thông. Thế nhưng, khi viết bài này, tôi có chuyến thị sát ở vùng đầm phá vẫn chứng kiến bà con bố trí các lồng cá theo mật độ khá dày, khoảng cách giữa các lồng chưa đến 1m; các lồng cá được bố trí khá gần bờ và thẳng hàng với nhau.

Để nghề nuôi cá lồng ở xã Hải Dương nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung phát triển bền vững, trước mắt ngành chức năng cần phải yêu cầu bà con ngư dân nuôi cá lồng thực hiện theo đúng thông báo hướng dẫn của ngành thủy sản. Lâu dài, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cần quy hoạch nghề nuôi cá lồng trên phá Tam Giang-Cầu Hai.


Có thể bạn quan tâm

Điêu Đứng Vì Giống Bắp Dỏm Điêu Đứng Vì Giống Bắp Dỏm

Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Nai cho biết, đến ngày 25-6 trên địa bàn tỉnh đã phát hiện gần 500 hécta bắp từ giống NK 67 phát triển không bình thường. Khả năng bị mất trắng là rất cao.

28/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo

Nhiều nông dân xã Thoại Giang (Thoại Sơn, An Giang) nuôi rắn hổ hèo sinh sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Anh Trần Ngân Hoàng, hộ nuôi rắn trong xã, khoe: “Tôi nuôi 10 con rắn bố mẹ, sau một năm thu lời hơn 10 triệu. Hổ hèo là loại rắn dễ nuôi, nguồn thức ăn dễ tìm, như: Ếch, nhái, chuột…”.

19/07/2013
Nhiều Loại Cây Trồng Cạn Thu Nhập Gấp Nhiều Lần Cây Lúa Nhiều Loại Cây Trồng Cạn Thu Nhập Gấp Nhiều Lần Cây Lúa

Chuyển đổi cây trồng đang là một yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra để đáp ứng nhu cầu trong nước và nâng cao giá trị sản phẩm xuất khẩu

19/07/2013
Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim? Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim?

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

28/06/2013
Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

28/06/2013