Nuôi Cá Lồng Bè Trên Sông Tam Kỳ (Quảng Nam)

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ thí điểm nuôi cá diêu hồng lồng bè trên sông Tam Kỳ. Với kết quả khả quan ban đầu, mô hình này mở ra hướng phát triển kinh tế cho nhiều người dân.
Sông Tam Kỳ với đặc điểm ưu việt là nước sông sạch, chưa bị ô nhiễm từ chất thải các khu công nghiệp, nằm bên cạnh thành phố nên rất thuận lợi cho người dân trong việc đầu tư phát triển kinh tế, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông. Hai hộ dân được chọn nuôi cá lồng thí điểm là hộ ông Nguyễn Minh Hùng và ông Trần Minh Pho, đều ở phường An Sơn - TP.Tam Kỳ. Tổng diện tích thí điểm là 1.000 m2 bao gồm 18 lồng (trong đó hộ ông Hùng nuôi 12 lồng, hộ ông Pho nuôi 6 lồng).
Qua 2 tháng thả nuôi trung bình 6.000 con giống/lồng (trọng lượng 30 g/con, mật độ thả 100 con/m3, mỗi lồng có thể tích 60m3, dạng khối hình lập phương), hiện trọng lượng cá đã hơn 300 g/con.
Dự báo, sau 2 tháng nữa thì trọng lượng cá sẽ từ 600 g/con trở lên. Nếu chăm sóc tốt, mỗi vụ cá sẽ cho năng suất mỗi lồng từ 3 - 3,5 tấn, lãi ròng 30 - 35 triệu đồng/vụ.
Theo ông Trần Văn Tương – Giám đốc Trung tâm KN-KN tỉnh, sông Tam Kỳ có dòng chảy, con nước phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều nên tạo được độ thông thoáng, cung cấp nhiều oxy cho cá, các chất cặn bã, dơ bẩn cá thải ra đều bị cuốn đi. Ngoài ra, nước sông có độ mặn bình thường, địa hình khuất gió là điều kiện tuyệt vời để cá sinh trưởng tốt hơn.
Tuy nhiên, cũng nên khuyến cáo người dân nuôi ở mức độ cho phép vì nuôi nhiều quá sẽ dẫn đến hậu quả về môi trường. “Thời gian đến chúng tôi sẽ tiếp tục cùng với thành phố quy hoạch khoanh vùng nuôi một mặt nước nhất định và sẽ bố trí mô hình sao cho đáp ứng quy trình kỹ thuật, đảm bảo vấn đề môi trường” - ông Tương nói.
Ông Nguyễn Minh Hùng, người dân tham gia mô hình cho biết: “Chúng tôi nuôi chủ yếu là cá diêu hồng; ngoài ra còn nuôi thêm cá trắm, cá tra để chúng ăn những chất cặn bã rong rêu dưới sông và xác cá diêu hồng chết. Hiện cá nuôi phát triển mạnh và lớn rất nhanh”.
Theo Bà Nguyễn Thị Đồng – Phó phòng Kỹ thuật thông tin (Trung tâm KN-KN), để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần làm tốt việc chuẩn bị lồng bè, chọn giống, chăm sóc, đặc biệt là kỹ thuật cho cá ăn và quản lý thức ăn dư thừa ở các giai đoạn cá phát triển.
Bên cạnh đó, cần chọn mua giống ở những nơi tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng, cá khỏe mạnh, cỡ cá đồng đều, sử dụng thức ăn của những doanh nghiệp có uy tín, có đầy đủ các thành phần cơ bản, bao gồm các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin, lipid... “Nếu tính luôn 2 mô hình thí điểm hiện tại, hiện trên sông Tam Kỳ đã có 10 hộ dân tham gia với 4 cụm lồng. Có thể thấy đây là một trong những mô hình thuận lợi về mọi mặt bởi có sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà: nhà nước, nhà nông và nhà doanh nghiệp” - bà Đồng cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-4, ông Lê Hoàng Việt, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho biết, sau khi Tổ Kiểm tra gồm Chi cục Thú y tỉnh, Phòng NN&PTNT huyện và UBND xã Tân Thành tiến hành thẩm tra thực tế thì tổng diện tích thiệt hại do nghêu chết là 1.153,5 ha.

Thời gian qua, giá heo hơi tại nhiều địa phương ở TP Cần Thơ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tuột xuống dưới mức giá thành sản xuất, khiến nhiều hộ chăn nuôi heo bị lỗ vốn nặng. Người nuôi điêu đứng, trong khi giá thức ăn chăn nuôi và nhiều loại chi phí đầu vào phục vụ cho chăn nuôi heo tăng lũy tiến hoặc đứng ở mức cao. Bất cập kéo dài làm không ít hộ nuôi nhỏ phải bỏ chuồng, thu hẹp qui mô vì khó kiếm lời trong tình cảnh giá bán giảm, giá thành sản xuất tăng.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An (Phú Yên), đến thời điểm này, người dân trong huyện đã kết thúc 2 vụ nuôi tôm của năm 2013; sản lượng đạt 1.609 tấn, giảm hơn 200 tấn so với năm ngoái.

Cùng với con trâu, con bò và gắn với đồng ruộng, những năm gần đây xã Hòa Mục (Chợ Mới - Bắc Kạn) đã có sự đổi thay rõ rệt trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh đồi rừng, cuộc sống của bà con đã có sự chuyển biến rõ rệt.

Hàng chục hộ dân của hai thôn Bàu Giêng và Thắng Hải, xã Thắng Hải (Hàm Tân - Bình Thuận) đang gửi đơn kêu cứu, vì không thể chịu đựng được tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp. Với mức độ xả nước thải dày đặc từ những hồ nuôi tôm thẻ chân trắng có diện tích rộng từ 2.000 - 3.000 m2 nơi đây, nếu không có giải pháp xử lý, khả năng sẽ ngày càng ô nhiễm nặng đến nguồn nước sinh hoạt.