Nuôi Cá Lồng, Bè Phát Triển Tại Tuyên Quang

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá.
Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh phong trào nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tuyên Quang đã phát triển rất nhanh, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005, các cơ sở sản xuất giống của tỉnh đáp ứng 57% nhu cầu con giống có chất lượng cho đồng bào trong tỉnh, cơ sơ vật chất của các trại cá đang từng bước được nâng cấp.
Năm 2010 Tuyên Quang có 749 lồng cá được nuôi trên sông, hồ. Dự kiến đến 2015, Tuyên Quang phát triển trên 1000 lồng với sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 6000 tấn.
Hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản lồng, bè của Tuyên Quang đang có sự dịch chuyển đến những lưu vực lớn có nước sạch hơn, ít ô nhiễm hơn và đặc biệt có thể tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, không manh mún nhỏ lẻ như nuôi ao hồ nhỏ. Lấy ví dụ điển hình ở Hải Dương, 6 gia đình đã dời làng, dời ao ra nuôi cá lồng, bè trên sông Kinh Thày và có hộ lãi trên 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên việc nuôi bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.
Hiện nay nông dân vẫn nuôi tự phát, chưa tuân thủ quy trình GAP, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Vị trí đặt lồng phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Số lượng lồng bè nuôi trên sông phải được các cơ quan chuyên môn tính toán cho phép. Vì vậy, việc phát triển nuôi cá lồng, bè ở hồ Na Hang cần được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh bởi đây là chìa khóa để giải bài toán hóc búa trong việc phát huy hiệu quả tiềm năng mặt nước của tất cá các hồ chứa hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các cơ sở này sản xuất từ 20 - 22 tỷ con tôm pots giống cung ứng cho thị trường, đáp ứng khoảng 60 - 70% nhu cầu con giống trong tỉnh. Lượng giống sản xuất không chỉ cung ứng trong tỉnh mà còn được các cơ sở xuất bán ở một số tỉnh trong khu vực ĐBSCL. Đồng thời, một số cơ sở cũng nhập tôm giống ở các tỉnh miền Trung về bán.

Đó là ông Nguyễn Hữu Ánh (Bảy Ánh, 51 tuổi, ở phường Tân Thành, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau). Người địa phương nói vô vuông cá chình nhà ông Bảy Ánh chỉ có 500m, nhưng chúng tôi phải dò dẫm trên “con đê” trơn nhớt mất gần cả tiếng đồng hồ mới tới nhà ông.

Trên 10 km đê tả sông Hồng chạy qua địa bàn, trên 600 ha đất bãi… đây là những điều kiện thuận lợi để huyện Kim Động (Hưng Yên) đẩy mạnh khai thác tiềm năng chăn nuôi đại gia súc ở các xã ven đê.

Nhằm góp phần tạo nguồn thu nhập cho các hộ gia đình ở miền núi và bảo vệ rừng bền vững, đặc biệt là cung cấp nguồn dược liệu quý hiếm để xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã xây dựng thành công mô hình trồng cây sa nhân dưới tán rừng kể từ năm 2013 đến nay.

Tại huyện Long Thành (Đồng Nai), hầu hết trong số 1.600 hécta bắp vụ hè - thu năm nay đều phát triển tốt, cho trái to, đều hạt với năng suất từ 5,5 đến hơn 8 tấn/hécta. Tuy nhiên, khi bắt đầu bước vào vụ thu hoạch, bắp tươi bán tại rẫy chỉ có giá 3.800 đồng/kg, sau đó giảm xuống còn khoảng 2.800 đồng/kg.