Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Lồng, Bè Phát Triển Tại Tuyên Quang

Nuôi Cá Lồng, Bè Phát Triển Tại Tuyên Quang
Ngày đăng: 06/12/2011

Tuyên Quang có gần 12.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có 8000 ha hồ thủy điện Na Hang có thể nuôi cá lồng, bè và nuôi cá eo nghách. Ngoài ra Tuyên Quang còn có hàng trăm km sông, suối chảy qua địa bàn tỉnh có thể tận dụng để phát triển nuôi thủy sản, 698 ha ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả có thể chuyển đổi sang nuôi thủy sản hoặc nuôi 1 vụ lúa, 1 vụ cá.

Trong những năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh phong trào nuôi trồng thủy sản của tỉnh Tuyên Quang đã phát triển rất nhanh, sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2010 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2005, các cơ sở sản xuất giống của tỉnh đáp ứng 57% nhu cầu con giống có chất lượng cho đồng bào trong tỉnh, cơ sơ vật chất của các trại cá đang từng bước được nâng cấp.

Năm 2010 Tuyên Quang có 749 lồng cá được nuôi trên sông, hồ. Dự kiến đến 2015, Tuyên Quang phát triển trên 1000 lồng với sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 6000 tấn.

Hiện nay phong trào nuôi trồng thủy sản lồng, bè của Tuyên Quang đang có sự dịch chuyển đến những lưu vực lớn có nước sạch hơn, ít ô nhiễm hơn và đặc biệt có thể tạo ra sản lượng hàng hóa lớn, không manh mún nhỏ lẻ như nuôi ao hồ nhỏ. Lấy ví dụ điển hình ở Hải Dương, 6 gia đình đã dời làng, dời ao ra nuôi cá lồng, bè trên sông Kinh Thày và có hộ lãi trên 1 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên việc nuôi bền vững và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng.

Hiện nay nông dân vẫn nuôi tự phát, chưa tuân thủ quy trình GAP, chưa xây dựng được thương hiệu sản phẩm. Vị trí đặt lồng phải đảm bảo khoảng cách an toàn. Số lượng lồng bè nuôi trên sông phải được các cơ quan chuyên môn tính toán cho phép. Vì vậy, việc phát triển nuôi cá lồng, bè ở hồ Na Hang cần được sự quan tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và lãnh đạo tỉnh bởi đây là chìa khóa để giải bài toán hóc búa trong việc phát huy hiệu quả tiềm năng mặt nước của tất cá các hồ chứa hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai) Hiệu quả dự án nuôi gà đồi tại xã Bảo Hà (Lào Cai)

Sau 3 tháng triển khai dự án chăn nuôi gà thả đồi tại xã Bảo Hà (Bảo Yên, Lào Cai) với tổng đàn gần 7.000 con, bước đầu đã khẳng định phù hợp với điều kiện chăn nuôi, tỷ lệ sống cao và tốc độ sinh trưởng nhanh. Dự án đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân địa phương vươn lên làm giàu.

16/04/2015
Về thăm Về thăm "vương quốc" sầu riêng

Chỉ là 1 loại cây trồng “bén duyên” trên vùng đất cù lao Ngũ Hiệp, nhưng hơn 40 năm có mặt trên vùng đất này, cây sầu riêng đã bám rễ và phát triển trở thành cây trồng chủ lực của tỉnh Tiền Giang; đồng thời đưa xã Ngũ Hiệp (huyện Cai Lậy) trở thành “vương quốc” sầu riêng được nhiều người biết đến.

17/04/2015
Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông” Hiệu quả mô hình cừu “Tam nông”

Anh Trần Phước Trung, cán bộ Ban Phát triển xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) đưa chúng tôi đến thăm mô hình nhóm cùng sở thích chăn nuôi cừu sinh sản ở thôn Nhị Hà 3. Đây là nhóm nông dân liên kết nuôi cừu đầu tiên ở địa phương được thành lập từ tháng 9- 2014 đến nay.

16/04/2015
Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt Mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học đạt hiệu quả tốt

Ngày 13.4, tại xã Tây Vinh, Trạm Khuyến nông huyện Tây Sơn (Bình Định) đã tổng kết mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học triển khai tại 2 hộ chăn nuôi ở thôn Bỉnh Đức và Nhơn Thuận với diện tích 40m2.

16/04/2015
Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng Kéo giảm hơn 50ha chôm chôm bệnh chổi rồng

Nhờ áp dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả, thời gian qua, diện tích chôm chôm nhiễm chổi rồng trên địa bàn huyện được kéo giảm đáng kể. Trong tổng diện tích 5,7ha chôm chôm bị nhiễm chổi rồng, có 5,5ha nhiễm dưới 30%, 2ha nhiễm từ 30 - 70%. Diện tích chôm chôm đang bị bệnh chổi rồng rải rác tại các xã cù lao.

17/04/2015